Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 95 - 97)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Quá trình phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội nhằm tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, mang tính tích cực, thống nhất về nhận thức hành động cũng như cách thức để đạt được mục tiêu giáo dục, kế hoạch giáo dục đã đề ra. Đặc biệt là giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tránh sự mâu thuẫn, tách rời gây nên tình trạng hoang mang, dao động.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nội dung biện pháp

Để thực hiện các nội dung phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội tại địa phương đồng tham gia hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đòi hỏi, Hiệu trưởng cần xây dựng cơ chế quản lý và chỉ đạo phù hợp. Cần xây dựng những quy định về trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tham gia. Xác định được những nội dung cần phối hợp, hình thức phối hợp, ai chịu trách nhiệm quản lý, điều hành? ai phối hợp hoạt động? những việc phải làm theo quy trình.... Để xây dựng tốt mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, gia đình và các cộng đồng trong việc tham gia thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

- Cách thức thực hiện

Để làm tốt công tác phối kết hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trước hết, Phòng giáo dục và đào tạo huyện, Hiệu trưởng các trường cần chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chăm sóc giáo dục cho trẻ để tạo niềm tin của phụ huynh, của chính quyền và nhân dân địa phương đối với nhà trường. Đây là là tiền đề quan trọng cho sự phối hợp hoạt động để cùng tham vào công tác xây dựng môi trường vật chất trong và ngoài lớp học, môi trường tâm lý cho trẻ được hoạt động một cách thoải mái, hiệu quả. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội được thể hiện qua các nội dung sau:

- Phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường được thực hiện thông qua các nội dung sau:

+ Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ, tham gia theo dõi sức khỏe cho trẻ theo định kì; trao đổi kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì...

+ Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ: Tham gia xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; tham gia dự các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ; phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội, các hội thi về phát triển ngôn ngữ cho trẻ,...

phát triển ngôn ngữ của trẻ và góp ý kiến với nhà trường về chương trình và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ;

+ Phối hợp với nhà trường trong việc xây dựng môi trường ngôn ngữ trong và ngoài lớp học: cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi ...

+ Phối hợp và góp ý với giáo viên về: thái độ, tác phong, hành vi ứng xử của giáo viên trong trường với trẻ và phụ huynh.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương. Công tác phối hợp này được thực hiện thông qua các nội dung sau:

+ Phối hợp với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường (quy hoạch, xây dựng trường lớp, hàng rào, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,…); chỉ tiêu huy động trẻ trong độ tuổi đến trường.

+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên triển khai các hoạt động như: Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ, đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường; Phát động phong trào từ thiện giúp cho các em có hoàn cảnh khó khăn; Phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho đoàn viên thanh niên; Phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thông qua các ngày hội, ngày lễ.

+ Phối hợp với trạm y tế tại địa phương cùng chăm lo sức khỏe cho trẻ. Cụ thể như: Phối hợp tổ chức khám sức khỏe định kì cho trẻ; tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ; Hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em: Các bệnh về hô hấp, còi xương, suy dinh dưỡng, tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi…; Phối hợp xử lí khi có các dịch bệnh xảy ra ở trường.

+ Phối hợp với các Hội và các tổ chức khác (hội khuyến học, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ,....) gồm: Nâng cao nhận thức của các tổ chức hội, huy động sự tham gia tích cực vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là việc huy động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến lớp; Phối hợp với các tổ chức, hội xây dựng quỹ học bổng, quỹ khen thưởng nhằm khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập của trẻ; Nhà trường phối hợp với đội ngũ tuyên truyền viên của các tổ chức để trang bị thêm những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học; Phối hợp thực hiện các dự án như: giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, chăm sóc bà mẹ có con trước tuổi đến trường, có con suy dinh dưỡng; Vận động các tổ chức tham gia đóng góp xây dựng trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho nhà trường.

- Tuyên truyền rõ mục đích của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội về việc chăm sóc, giáo dục trẻ để cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, cha mẹ trẻ hiểu rõ và có trách nhiệm cùng với giáo viên và nhà trường nuôi dạy trẻ theo khoa học. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ nhà trường cần tuyên truyền, giải thích để mọi người cùng hiểu và qua đó cũng tranh thủ được sự giúp đỡ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường thông qua ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường; thông qua họp phụ huynh; thông qua ngày hội, ngày

lễ; thông qua đón, trả trẻ hàng ngày; thông qua các chủ đề trên lớp hoặc hệ thống truyền thanh của xã.

- Để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng giáo viên phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo được mối đoàn kết nội bộ, có tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ đồng nghiệp, có mối quan hệ tốt với phụ huynh và cùng phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

- Làm tốt công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể về mọi mặt để tranh thủ được sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng xã hội về nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, về CSVC, xây dựng được khối đoàn kết toàn dân cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò và tác động vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để thống nhất và tập hợp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục trẻ.

3.2.5.3.Điều kiện thực hiện

- Nhà trường cần có những nội dung cụ thể, thiết thực gắn với hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ để triển khai, tuyên truyền tới phụ huynh và các lực lượng xã hội.

- Giáo viên phải cùng nhà trường tích cực tham gia tuyên truyền, vận động, giải thích để phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội thấy được tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong chương trình giáo dục mầm non từ đó, mới thu hút được sự quan tâm, đóng góp của các bậc phụ huynh vào công tác chăm sóc, nuôi dạy và giáo dục trẻ.

- Sự ủng hộ nhiệt tình, sự tham gia vào cuộc của địa phương, của ngành và sự quan tâm, chia sẻ, ủng hộ, đóng góp tích cực từ phụ huynh trong công giáo dục trẻ nói chung và hoạt động phát triển ngôn ngữ nói riêng.

3.2.6. Chỉ đạo đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)