7. Cấu trúc của luận văn
2.3.6. Thực trạng các lực lượng giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi tạ
tại các trường Mẫu giáo
Trong những năm qua, các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã huy động các lực lượng tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5- 6 tuổi. Để đánh giá mức độ tham gia của các lực lượng này, tác giả tiến hành điều tra và thống kê thông qua bảng 2.10.
Bảng 2.10. Kết quả đánh giá mức độ tham gia của các lược lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT Nội dung trả lời tượng Đối
Mức độ thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện 1 CBQL GV 84,30 13,00 2,70 0,00 CBQL 80,00 20,00 0,00 0,00 2 Giáo viên GV 100 0,00 0,00 0,00 CBQL 100 0,00 0,00 0,00 3 Các tổ chức đoàn thể GV 0,00 0,00 78,30 21,70 CBQL 0,00 0,00 86 4,00
4 Các lực lượng bên ngoài GV 0,00 0,00 85,00 15,00 CBQL 0,00 0,00 82,00 8,00
Căn cứ theo kết quả thống kê tại bảng 2.10 cho thấy, CBQL và giáo viên là lực lượng tham gia rất tthường xuyên vào hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My. Đội ngũ giáo viên giảng dạy Lớp MG Lớn 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện đa số có tuổi đời còn trẻ, năng động, có ý thức trong việc nghiên cứu, tự học để nâng cao trình độ cho bản thân, biết vận dụng PPDH hiện đại vào trong dạy học, sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất vào trong công tác giảng dạy của mình. Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên lớn tuổi, chưa thực sự thích nghi với việc đổi mới PPDH. Ngoài ra, những giáo viên mới vào nghề nên khả năng thực hành còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn cũng như kinh nghiệm giảng dạy.
Ngoài đội ngũ CBQL và giáo viên tại các trường, các lượng lượng giáo dục còn lại có mức độ tham gia không thường xuyên, thậm chí không tham gia đồng hành và phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nguyên nhân chính là do các lực lượng này có kiến thức còn hạn chế về hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thêm vào đó là các lượng lượng này không có nghiệp vụ sự phạm, họ còn e ngại khi tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các lực lượng này chỉ thực hiện khi nhà trường mời tham gia các buổi nói chuyện dưới cờ hoặc tham gia vào các chuyên đề hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ với nội dung hết sức ngắn gọn. Một nguyên nhân nữa là do công tác phối hợp giữa nhà trường và lực lượng này còn lỏng lẻo, mang tính hình thức. Công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội chưa được quan tâm đúng mức. Chính quyền địa phương chưa quan tâm đến hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xem hoạt động giáo dục cho trẻ là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà trường. Nên họ không tham gia thường xuyên hoặc tham gia dưới hình thức qua loa, chiếu lệ.
Ngoài môi trường giáo dục ở nhà trường, gia đình là một trong những môi trường giáo dục có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của trẻ. Để thực hiện hoạt động giáo dục tại gia, phụ huynh là lực lượng góp phần quan trọng trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình. Để đánh giá mức độ thực hiện của các bậc phụ huynh, thông qua kết quả phỏng vấn 55 phụ huynh thông qua câu hỏi, “Phụ huynh cho biết mức độ thực hiện hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi ở nhà”. Kết quả cho thấy, có 27,21% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, 39,84% ý kiến đánh giá thực hiện không thường xuyên và 32,95% ý kiến đánh giá không thực hiện hoạt động này đối với con em của họ. Nguyên nhân chính là do đa số phụ huynh học sinh ở đây là người dân tộc thiếu số có trình độ học vấn còn hạn chế. Thiếu sự hiểu biết trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi.
2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo