Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 25 - 26)

Với tính chất toàn cầu hóa, nhu cầu về sự đa dạng của các sản phẩm ngày càng tăng. Các sản phẩm được sản xuất không chỉ đòi hỏi đạt yêu cầu về chất lượng, mà còn thể hiện ở tính “khác biệt”, “độc, lạ”, cùng 1 loại sản phẩm nhưng có nhiều “phiên bản” khác nhau để người tiêu dùng lựa chọn.

Chìa khóa để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong môi trường đầy biến động này là tiếp tục “thích ứng” với yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng, đồng thời hướng tới mức tăng trưởng năng suất cao hơn.

Mặc dù năng suất có thể được định nghĩa đơn giản là tỷ lệ giữa đầu vào và đầu ra, nhưng các yếu tố đóng góp tăng trưởng năng suất lại rất đa dạng. Các yếu tố này bao gồm các yếu tố bên ngoài (như: công nghệ, môi trường hoạt động của doanh nghiệp, sự điều tiết của Chính phủ…) và các yếu tố nội bộ (như: quy trình sản xuất, nguồn vốn, nguồn nhân lực, năng lực quản lý…).

Có thể thấy rằng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các công nghệ mới sẽ cho phép đổi mới phương thức tổ chức

sản xuất, từ đó ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động tăng năng suất trong doanh nghiệp.

Trong đó, phương thức tổ chức sản xuất được thể hiện thông qua

hình thức hợp tác (Collaboration). Việc sử dụng khái niệm “hợp tác”

vào trong tăng năng suất là một luận điểm rất mới trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

“Kỹ thuật hợp tác” (Collaborative Engineering) là một khía cạnh

cụ thể của khoa học hợp tác (Collaborative Science) được ứng dụng

trong lĩnh vực kỹ thuật. “Kỹ thuật hợp tác” là cho phép các công nhân, kỹ thuật viên trong doanh nghiệp đạt được sự hợp tác tối ưu về thời gian, về địa lý, về văn hóa... để làm việc hiệu quả hơn với tất cả các bên liên quan.

Không chỉ là hợp tác giữa các cá nhân trong doanh nghiệp, “kỹ thuật hợp tác” còn cho phép hợp tác để thiết kế sản phẩm, thực hiện sản xuất, kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng… Trong một nền kinh tế với khả năng kết nối cao như hiện nay, “kỹ thuật hợp tác” là công cụ quan trọng để giúp doanh nghiệp duy trì khả năng cạnh tranh trên quy mô toàn cầu về các quá trình thiết kế, sản xuất, vận hành các máy móc, quy trình công nghệ... Hiện nay, “kỹ thuật hợp tác” được xem là một “nghệ thuật thực hành” nhiều hơn là một ngành khoa học. [Lu, S. C-Y.; ElMaraghy, W.; Schuh, G.; Wilhelm, R. (2007) A Scientific Foundation of Collaborative Enginereering. In CIRP Annals - Manufacturing Technology 56 (2), pp. 605-634]

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)