Trước đây, việc ứng dụng công nghệ điện toán đã trở thành một ưu thế giúp các doanh nghiệp tăng trưởng kinh tế so với đầu tư vốn hoặc đầu tư lao động. Công nghệ điện toán giúp doanh nghiệp tiếp tục tăng năng suất trong một thời gian dài sau khi đầu tư trong những năm tiếp theo.
Có thể thấy rằng, phần lớn các ngành công nghiệp hiện đại đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi công nghệ thông tin và máy tính. Hầu hết
các doanh nghiệp phải chịu chi phí truyền thông tương đối cao trong khi khả năng tính toán, xử lý thông tin lại khá hạn chế. Công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông kỹ thuật số và máy tính là các công cụ quan trọng để giúp doanh nghiệp giảm chi phí truyền thông và xử lý thông tin. Việc giảm mạnh chi phí truyền thông và xử lý thông tin là một trong các yếu tố quan trọng dẫn đến tái cấu trúc nền kinh tế của các quốc gia.
Công nghệ thông tin là một GPTs. Công nghệ thông tin cũng như các GPTs trước đây (như động cơ hơi nước và động cơ điện…) đều có đóng góp to lớn vào nền kinh tế vì các GPTs này tạo ra những giá trị đổi mới khác biệt, cuối cùng dẫn đến cải thiện năng suất đáng kể. Trong quá khứ, động cơ hơi nước là “gốc rễ” của các thay đổi về công nghệ và tổ chức giúp thúc đẩy tăng năng suất trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên. Động cơ điện hỗ trợ cho các kỹ sư công nghiệp sự linh hoạt hơn trong việc bố trí máy móc trong các nhà máy, cải thiện đáng kể năng suất sản xuất bằng cách cho phép thiết kế lại quy trình công việc.
Nghiên cứu của Brynjolfsson, E và cộng sự đã chứng minh đầu tư vào công nghệ thông tin làm chuyển đổi tổ chức, đặc biệt ở cấp độ quản lý doanh nghiệp, dẫn đến năng suất cao hơn. Đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ quản lý doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thay đổi về tổ chức và đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ thông tin cho phép thay đổi về tổ chức, quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, rút ngắn quá trình đưa sản phẩm ra thị trường, qua đó giúp doanh nghiệp giảm chi phí và tăng năng suất. Quan trọng hơn, công nghệ thông tin cho phép doanh nghiệp tăng chất lượng sản phẩm đầu ra dưới dạng sản phẩm mới hoặc cải thiện đáng kể các đặc tính của sản phẩm hiện có như: tiện lợi, chất lượng và đa dạng. Phân tích của Brynjolfsson, E và công sự cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp từ đầu tư công nghệ thông tin có thể cao hơn nhiều so với những gì được “giả định” theo tốc độ tăng trưởng truyền thống. Do đó, đóng góp của công nghệ thông tin (bao gồm cả tài sản vô hình)
vào nền kinh tế hiện nay có thể đang bị đánh giá thấp hơn 10 lần trong các phân tích tổng hợp. Trong khi các bằng chứng kinh tế vĩ mô gần đây lại cho thấy đóng góp của công nghệ thông tin và máy tính là rất đáng khích lệ. Từ dữ liệu của kinh tế vi mô, sự bùng nổ năng suất gần đây trong các số liệu thống kê được xác định là từ hơn một thập kỷ đầu tư đầu tư về công nghệ thông tin và máy tính. [Brynjolfsson, E.; Hitt, L. M (2000) Beyond Computation: Information Technology, Organizational Transformation and Business Performance. In The Journal of Economic Perspectives 14 (4), pp. 23-48]
Toàn cầu hóa công nghệ thông tin có vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất cần thúc đẩy việc phát triển “sức mạnh” của công nghệ điện toán và công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Việc nâng cấp dung lượng lưu trữ và tốc độ đường truyền đang phát triển mạnh và tiếp tục được đầu tư trong những năm tới [Hilbert, M.; López, P. (2011) The World‟s Technologica Capacity to Store, Communicate, and Compute Information. In Science 1 April 2011 (332), pp.60-65].
Trong nghiên cứu của mình, trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2007, Hilbert, M. và López, P. đã ước tính khả năng công nghệ của thế giới để lưu trữ, giao tiếp, tính toán và theo dõi 60 công nghệ kỹ thuật số và analog. Năm 2007, loài người có thể lưu trữ tối đa 2,9 x
1020 byte được nén, truyền gần 2 x 1021 byte và thực hiện 6,4 x 1018
hướng dẫn trong mỗi giây trên các máy tính đa năng. Năng lực tính toán đa năng tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 58%. Công suất viễn thông thế giới tăng trưởng ở mức 28% mỗi năm với sự gia tăng thông tin được lưu trữ trên toàn cầu là 23%. Khả năng khuếch tán thông tin một chiều của loài người thông qua các kênh phát sóng đã có mức tăng trưởng hàng năm tương đối khiêm tốn (6%). Viễn thông đã bị chi phối bởi các công nghệ kỹ thuật số từ năm 1990 (99,9% ở định dạng kỹ thuật số vào năm 2007) và phần lớn bộ nhớ công nghệ ở định dạng kỹ thuật số từ đầu những năm 2000 (94% kỹ thuật số vào năm 2007)
[Hilbert, M.; López, P. (2011) The World‟s Technologica Capacity to Store, Communicate, and Compute Information. In Science 1 April 2011 (332), pp.60-65].
Trong tương lai, có thể lưu trữ dữ liệu trong một hệ thống đám mây toàn cầu như vậy, trong đó thông tin dữ liệu được cập nhật nhanh chóng và độc lập từ bất cứ nơi nào.