Giám sát và kiểm soát bất kỳ quy trình nào với sự trợ giúp của các công nghệ mới như phần mềm, điều khiển, Robotics, hệ thống ERP và kết hợp máy tính trung tâm có thể được xem là tự động hóa.
Việc sử dụng các hệ thống kiểm soát và công nghệ thông tin để giảm các hoạt động của con người trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tiết kiệm chi phí sản xuất và vật liệu, thu lợi nhuận cũng có thể được định nghĩa là tự động hóa.
Tự động hóa quy trình làm việc sử dụng phần mềm để kiểm soát loại bỏ các hoạt động lặp đi lặp lại, đạt được hiệu quả, giảm thiểu lỗi và giảm chi phí, qua đó tăng năng suất và hiệu quả.
Tự động hóa giúp đạt được nhiều kết quả hơn với đầu vào ít hơn. Ngoài ra, tự động hóa giúp tăng năng suất, loại bỏ lỗi của con người, công nghệ sạch hơn, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, chẩn đoán lỗi dễ dàng, giảm tài nguyên, giảm lượng nước thải, bảo vệ môi trường, cải thiện an toàn và sức khỏe, giảm nhân lực, thu thập và hợp nhất dữ liệu, giảm lỗi, tăng tốc độ và tăng tính nhất quán của sản phẩm.
Tự động hóa giúp năng lực triển khai công việc tốt hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và hoạt động kinh doanh được tối ưu hóa, giảm thời gian hoàn thành… Tự động hóa tất cả các quy trình làm việc giúp tối ưu hóa thiết bị sử dụng, mở rộng quy trình và tăng doanh thu.
Tự động hóa ảnh hưởng đến năng suất trong các khía cạnh sau: - Tăng sản lượng bằng cách tránh sự chậm trễ thủ công.
- Cải thiện năng suất bằng cách đạt được hiệu quả tối ưu của máy. - Tránh tái xử lý và cải thiện năng suất.
- Tự động hóa cải thiện khả năng tiết kiệm năng lượng và do đó giá thành sản phẩm giảm.
- Bằng cách tránh lỗi thủ công, tự động hóa cải thiện chất lượng sản phẩm và do đó năng suất tăng.
- Tự động hóa có thể cung cấp dữ liệu hữu ích của các máy làm tăng khả năng phân tích nguyên nhân khiến năng suất thấp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hỗ trợ cải tiến về hiệu suất của quy trình tự động hóa thông qua việc kết hợp phân quyền và tự quản lý đối với các quy trình tự động hóa của doanh nghiệp. Quá trình này được thực hiện thông qua liên kết không gian ảo với không gian thực nhờ các “hệ thống thực ảo”, trong đó máy tính, cảm biến và bộ truyền động được “nhúng” vào cùng một nền tảng ứng dụng [Lin, K.-J.; Panahi, M. (2010) A Real-Time Service-Oriented Framework to Support Sustainable Cyber-Physical-Systems. In IEEE 8th Internation-al Conference on Industrial Informatics 2010. Osaka, pp.15-21].
Bên cạnh đó, trong các nhà máy sản xuất thông minh đã xuất hiện công nghệ tự động hóa các hệ thống sản xuất với các cấu phần thông minh và tự tối ưu hóa quy trình thông qua việc điều chỉnh hoạt động của hệ thống với các mục tiêu “động” [Wagels, C.; Schmitt, R. (2012) Benchmarking of Methods and Instruments for Self-Optimization in Future Production Systems. In 45th CIRP Conference on Manufacturing Systems 2012, pp. 161-166].
Một vấn đề quan trọng khác là sự sắp xếp hợp lý vị trí làm việc của người lao động có trình độ cao và có kỹ năng phù hợp nhất trong một hệ thống sản xuất tự động hóa. Hoạt động đào tạo kiến thức nâng cao thường xuyên là phương thức giúp thu hẹp khoảng cách giữa người lao động và các quy trình công nghệ. Tuy nhiên, phương thức này đòi hỏi tốn thời gian và chi phí của doanh nghiệp. [Brynjolfsson, E. (1993) The productivity paradox of information technology. In Communications of the ACM 36 (12), pp. 66-77]