phó với sự phức tạp đang gia tăng.
4.2.3. Mối tương quan giữa quản lý tinh gọn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 công nghiệp lần thứ 4
Mrugalska và Wyrwicka ủng hộ tuyên bố cho rằng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quản lý tinh gọn có thể cùng tồn tại và hỗ trợ lẫn nhau [B. Mrugalska and M. K. Wyrwicka, “Towards Lean Production in Industry 4.0,” Procedia Engineering, vol. 182, pp. 466- 473, 2017].
Để kết hợp quản lý tinh gọn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các tài liệu biểu hiện còn tồn tại như lean 4.0, tự động hóa quản lý tinh gọn, quản lý tinh gọn thông minh và công nghiệp quản lý tinh gọn 4.0. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều ủng hộ tính tương thích chung của quản lý tinh gọn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Viễn cảnh này có thể được quy cho sự tương đồng liên quan đến các mục tiêu như giảm độ phức tạp, trụ cột trung tâm và các nguyên tắc quản lý tinh gọn như một điểm chung (xem Hình 4.4). Theo đó, cả hai mô hình được quản lý một cách phi tập trung. Kanban trong quản lý tinh gọn cũng như các hệ thống tự tổ chức trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4 phân phối trách nhiệm trong các hệ thống con [6, 25]. Hơn nữa, quản lý tinh gọn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tập trung vào vai trò nòng cốt của nhân viên [6].
Hình 4.4. Điểm chung của Quản lý tinh gọn và I4.0
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [A. Mayr, M. Weigelt, A. Kühl, S. Grimm, A. Erll, M. Potzel, and J. Franke, "Lean 4.0-A conceptual conjunction of lean management and Industry 4.0". Procedia CIRP 72,
no. 1, pp.622-628, 2018]
4.3. Lợi ích và tiềm năng cải tiến của Quản lý tinh gọn trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4