in-sequence 4.0)
JIT xuất phát từ Nhật Bản và được phát minh bởi Kiichiro Toyoda và Taiicho Ohno vào năm 1950. Giữa tất cả những hệ thống quản lý khác, JIT đã được áp dụng thành công trong nhà máy Toyota, và mang đến sự tăng trưởng vượt bậc cho năng suất. JIT dựa trên hệ thống Kanban, một quy trình phục vụ hậu cần và sản xuất bằng cách sử dụng các tín hiệu như thẻ màu, bảng hiệu, cờ hoặc đèn.
Phương pháp JIT được sử dụng để xác định số lượng hàng tồn kho. Bằng cách sử dụng đúng ứng dụng, tính hiệu quả, chất lượng và độ tin cậy trong công ty sẽ tăng lên. Việc phân phối và sản xuất cần phải được đồng bộ hóa sao cho hàng tồn kho cần giữ là ít nhất có thể.
Phương pháp tinh gọn just-in-time/just-in-Sequence (JIT/JIS) nhằm mục đích cung cấp đúng sản phẩm, đúng thời điểm, địa điểm và chất lượng với số lượng phù hợp với chi phí phù hợp.
Một số công cụ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể đóng góp thực hiện mục tiêu này như được nêu trên.
Chẳng hạn, công cụ xe hướng dẫn tự động (Automated guided vehicles, AGV) có thể tự động vận chuyển các đối tượng theo định hướng. Điều này giảm thiểu các vận chuyển “sai sót” do tác động của con người. Trong trường hợp có chướng ngại vật, hệ thống vận chuyển sẽ tự động dịch chuyển theo một hướng đi khác.
Bên cạnh công cụ xe hướng dẫn tự động, các thùng, sản phẩm thông minh (intelligent bins and smart products) được tự tối ưu hóa nhờ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ nhớ kỹ thuật số trong các thùng, sản phẩm thông minh sẽ lưu trữ các tham số sản xuất cần thiết để điều hướng các phương tiện vận chuyển tự động một cách hiệu quả nhất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới logistic mạnh để phục vụ sản xuất.
Ngoài ra, công nghệ Auto-ID (như RFID…) có thể được áp dụng để theo dõi vật liệu theo thời gian thực và định vị chính xác các đối tượng trong chuỗi giá trị. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thời gian tìm kiếm và cải thiện tính minh bạch của quy trình. Công nghệ này cũng cho phép xác định loại bỏ các thành phần không cần thiết trong chuỗi giá trị. Việc lựa chọn tự động nhờ thẻ RFID cho phép theo dõi các vật liệu, sản phẩm một cách liên tục, qua đó làm giảm mức độ tồn kho của doanh nghiệp. [N. Fescioglu-Unver, S. Choi, D. Sheen and S. Kumara, “RFID in production and service systems: Technology, applications and issues,” Information Systems Frontiers, vol. 17, no. 6, pp. 1369-1380, 2015]
Phương pháp JIT/JIS 4.0 áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu và dữ liệu lớn để phân tích chi tiết thông tin quy trình theo thời gian thực, cung cấp các tham số giúp xác định xu hướng chính xác hơn, qua đó doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh hệ thống sản xuất [K. Ding and P. Jiang, “RFID-based production data analysis in an IoT-enabled smart job-shop,” IEEE/CAA Journal of Automatica Sinica, pp. 1-11, 2017].
Phân tích dữ liệu lớn giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất liên tục nhờ khả năng dự đoán bảo trì máy móc, thiết bị. Giảm thời gian ngừng hoạt động của máy đóng góp tăng hiệu suất của doanh nghiệp trong toàn bộ chuỗi cung ứng [G. Srinivasan and G. Ganesh Prasad, “The role of Intelligent Automation, Big Data and Internet of Things in Manufacturing - A Survey,” Imperial Journal of Interdisciplinary Research, vol. 3, no. 5, pp. 934-940, 2017].
Nhìn chung, JIT/JIS 4.0 giúp cải thiện tính linh hoạt và giảm thời gian thực hiện mục tiêu cung cấp đúng sản phẩm, đúng thời điểm, địa điểm và chất lượng với số lượng phù hợp.