Tính đối xứng của hệ thống tham chiếu

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 63 - 65)

Cơ chế được mô tả tính đối xứng của hệ thống tham chiếu của năng suất hợp tác dựa trên sự tồn tại của cặp yếu tố tác động. Cụ thể như sau:

- Cặp yếu tố tác động thứ nhất bao gồm 02 yếu tố cốt lõi của hệ thống tham chiếu của năng suất hợp tác. Đó là: lợi nhuận thu được từ

yếu tố công nghệ (Return on Engineering) và lợi nhuận thu được từ

yếu tố sản xuất (Return on Production). Đây là hai yếu tố bổ sung lẫn

nhau, do đó cần được xem xét trong một hệ thống sản xuất. Trong khi mục tiêu của lợi nhuận thu được từ yếu tố công nghệ nhằm tăng năng

suất (Overhead Productivity) thông qua SPEP và CVVC, thì mục tiêu

của lợi nhuận thu được từ yếu tố sản xuất lại đề cập đến hiệu quả trong quy trình sản xuất bằng cách đẩy nhanh quá trình sản xuất và tự tối ưu hóa hệ thống sản xuất.

- Cặp yếu tố tác động thứ hai bao gồm quy mô và phạm vi (Scale

and Scope), kế hoạch và giá trị (Plan and Value) hay còn được gọi là cặp yếu tố tác động đa thức của sản xuất [Brecher, C.; Jeschke, J. Schuh, G., Aghassi, S.; Arnoscht, J.; Bauhoff, F.; Fuchs, S.; Jooß, C.; Karmann, W. O.; Kozielski, S.; Orilski, S.; Richert, A.; Roderburg, A.; Schiffer, M.; Schubert, J.; Stiller, S.; Tönissen, S.; Welter, F. (2010) The Polylemma of Production. In Integrative Production Technology for High-Wage Countries. Berlin: Springer. ISBN: 978-3- 642-21066-2, pp. 20-22]. Quy mô và phạm vi nhằm giải quyết việc tối ưu số lượng để phát triển và sản xuất. Việc rút ngắn quá trình phát

triển sản phẩm và quá trình sản xuất đòi hỏi phải tìm ra sự cân bằng giữa hiệu ứng quy mô và phạm vi. Kế hoạch và giá trị xem xét việc lập kế hoạch nhưng không đòi hỏi tạo giá trị gia tăng. Ngành công nghiệp sản xuất luôn phải tìm vị trí cân bằng giữa lợi nhuận sản xuất và lập kế hoạch.

- Cặp yếu tố tác động thứ ba bao gồm các mô hình xác định (Deterministic Model) và mô hình điều khiển học (Cybernetic Model). Mô hình xác định tăng cường khả năng dự đoán cho phép thúc đẩy tốc độ thiết kế sản phẩm và quy trình sản xuất. Mô hình điều khiển học cho phép một doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với các yếu tố và điều kiện “không lường trước” của mô trường. Mô hình điều khiển học bắt đầu bằng các “vòng phản hồi” đơn giản trên cơ sở lý thuyết điều khiển cổ điển, nhưng cũng bao gồm các phương pháp quản lý tự tối ưu hóa và điều khiển dẫn đến thích ứng cấu trúc, khả năng học tập, quyết định dựa trên mô hình, trí tuệ nhân tạo, tương tác giữa người và máy móc… Cặp yếu tố tác động thứ ba này đề cập đến việc xử lý kiểm soát sản xuất. Mô hình điều khiển học dựa trên quy tắc và có thể

thích ứng với các điều kiện biên (Boundary Conditions) một cách linh

hoạt trong trường hợp mong muốn rút ngắn quá trình phát triển sản phẩm hoặc cải thiện hiệu suất [Schuh, G.; Potente, T.; Fuchs, S.; Thomas, C.; Schmitz, S.; Hausberg, C.; Hauptvogel, A.; Brambring, F. (2013) Self-Optimising Decision- Making in Production Control. In Robust Manufacturing Control. Berlin: Springer, pp. 443-454]. Ngược lại, kiểm soát sản xuất theo mô hình xác định yêu cầu cần “xác định” các tham số nhất định ngay từ đầu. Ví dụ, cần xác định chính xác thời gian bắt đầu cho một đơn đặt hàng thực tế. Cách tiếp cận này đòi hỏi khả năng xử lý cao. Tuy nhiên, để có thể lập kế hoạch cho toàn bộ hệ thống sản xuất và kiểm soát tính năng hoạt động của nó, có thể cần phải tuân theo cả hai chiến lược này.

Tính đối xứng của hệ thống tham chiếu của năng suất hợp tác được tóm tắt trong Hình 2.4 sau đây.

Hình 2.4. Tính đối xứng của hệ thống tham chiếu của năng suất hợp tác

Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [G. Schuh, T. Potente, C. Wesch-Potente, A. R. Weber, and J.-P. Prote, “Collaboration Mechanisms to increase Productivity in the Context of Industrie 4.0,”

Procedia CIRP, vol. 19, pp. 51-56, 2014]

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)