Các yếu tố cốt lõi tác động tới năng suất hợp tác

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 65 - 67)

Mục tiêu của tăng năng suất hợp tác trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là giảm chi phí thấp hơn cho mỗi công đoạn. Để có thể hiểu được các mối tương quan và đo lường mục tiêu này, hai lĩnh vực cốt lõi của một doanh nghiệp cần được xem xét là yếu tố sản xuất và yếu tố công nghệ.

Cốt lõi của cải tiến năng suất là thúc đẩy năng lực ra quyết định. Việc giảm chi phí kéo theo việc giảm giá thành ban đầu của mỗi công đoạn. Thông qua quy trình phát triển chất lượng tốt hơn và nhanh hơn, chi phí phát triển sản phẩm sẽ thấp hơn, từ đó, mỗi công đoạn sản xuất đều có chi phí thấp hơn.

Lợi nhuận thu được từ yếu tố sản xuất cho phép chi phí cho mỗi sản phẩm thấp hơn ở giai đoạn sau hoặc trong vòng đời của sản phẩm.

Thông qua các quy trình sản xuất được cải tiến liên tục kết hợp với chuỗi quy trình ngắn hơn, chi phí cho mỗi sản phẩm sẽ giảm theo mỗi đơn vị sản xuất.

Lợi nhuận thu được từ yếu tố sản xuất và lợi nhuận thu được từ yếu tố công nghệ là hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của một doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được từ yếu tố sản xuất và từ yếu tố công nghệ có thể được thực hiện thông qua 04 cơ chế chính như sau:

- Đối với yếu tố sản xuất, 02 cơ chế chính là tích hợp và tự động tối ưu hóa. Tích hợp là cơ chế mang tính quyết định nhằm giúp rút ngắn một chuỗi giá trị. Thông qua một cơ sở dữ liệu về thông tin liên quan đến hoạt động và thẩm quyền phân cấp ra quyết định trong doanh nghiệp, nhiều chức năng có thể được tích hợp và kết hợp trong một quy trình [Schuh, G.; Potente, T.; Varandani, R.; Hausberg, C.; Fränken, B. (2014) Collaboration Moves Productivity To The Next Level. To be published in 47th CIRP Conference on Manufacturing Systems 2014]. Cơ chế tích hợp cho phép nhiều nhân viên làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề thách thức khác nhau. Tự tối ưu hóa là việc cải thiện vượt ra ngoài ranh giới lý thuyết và do đó giúp hoạt động sản xuất trở nên “tốt hơn ngoài mong đợi”.

- Đối với yếu tố công nghệ, 02 cơ chế chính là quy trình kỹ thuật

rút ngắn thời gian sản xuất (Shortened Product Engineering Process,

SPEP) và chuỗi giá trị ảo hoàn chỉnh (Complete Virtual Value Chain,

CVVC). SPEP giải quyết được vấn đề tiết kiệm thời gian và tính linh

hoạt cho quá trình phát triển sản phẩm [Paasivaara, M.; Durasiewicz, S.; Lassenius, C. (2008) Distributed Agile Development: Using Scrum in a Large Project.In 2008 IEEE International Conference on Global Software Engineering. Bangalore, pp. 87-95]. CVVC cho phép sử dụng công nghệ mô phỏng làm yếu tố hỗ trợ quá trình ra quyết định. Công nghệ mô phỏng sẽ làm rõ khả năng nâng cao chất lượng việc ra quyết định bằng cách đưa ra các kịch bản một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)