Quản lý tinh gọn là điều kiện thúc đẩy Cách mạng công nghiệp

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 105 - 106)

để giải quyết các thách thức cụ thể của doanh nghiệp ở cấp độ nhà máy và trong chuỗi cung ứng.

Một cuộc khảo sát gần đây của Tập đoàn tư vấn Boston (The

Boston Consulting Group) cho thấy các doanh nghiệp công nghiệp hàng đầu nhận ra tầm quan trọng của Quản lý tinh gọn và số hóa trong kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp. Trong một cuộc khảo sát với hơn 750 nhà quản lý sản xuất, 97% số người được hỏi cho rằng Quản lý tinh gọn sẽ có vai trò quan trọng vào năm 2030; 70% số người được hỏi cho rằng Quản lý tinh gọn sẽ có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay. 70% số người được hỏi cho rằng số hóa nhà máy sẽ có vai trò quan trọng vào năm 2030; 13% số người được hỏi cho rằng số hóa nhà máy sẽ có vai trò quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

4.2.1. Quản lý tinh gọn là điều kiện thúc đẩy cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nghiệp lần thứ 4

Một số tác giả cho rằng Quản lý tinh gọn là điều kiện tiên quyết để giới thiệu thành công các giải pháp cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [H. Künzel (ed.), Erfolgsfaktor Lean Management 2.0:

Wettbewerbsfähige Verschlankung auf nachhaltige und

kundenorientierte Weise. Berlin/Heidelberg, Germany: Springer Gabler, 2016]; [B. Wang, J. Zhao, Z. Wan, J. Ma, H. Li and J. Ma, Lean Intelligent Production System and Value Stream Practice. 2016]. Điều này được Bill Gates khẳng định bằng giả thuyết rằng tự động hóa các quy trình không hiệu quả sẽ phóng đại sự kém hiệu quả của chúng. Ý kiến của quản lý tự động hóa đối với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể được tóm tắt như sau:

Các quy trình được chuẩn hóa, minh bạch và có thể tái sản xuất có ý nghĩa cơ bản để giới thiệu cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [6, 9, 10].

Người ra quyết định yêu cầu năng lực Quản lý tinh gọn để xem xét giá trị của khách hàng và tránh lãng phí [7].

Bằng cách giảm độ phức tạp của sản phẩm và quy trình, Quản lý tinh gọn cho phép sử dụng hiệu quả và kinh tế các công cụ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [6, 14].

Do đó, các quy trình tinh gọn được coi là cơ sở để triển khai I4.0 hiệu quả và kinh tế. Tuy nhiên, Nyhuis et al. chú thích rằng việc thực hiện Quản lý tinh gọn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, sự tiến triển không nhất thiết là hoàn toàn tuần tự.

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)