Chỉ số đổi mới kỹ thuật số của Đức (DIQ)

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 146 - 147)

Chỉ số đổi mới kỹ thuật số của Đức không chỉ giới hạn việc đánh giá ở đổi mới công nghệ và sản phẩm mà còn giải quyết 05 vấn đề đổi mới sau:

- Đổi mới sản phẩm: Đổi mới sản phẩm giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm như chức năng, chất lượng và thiết kế sản phẩm. Đổi mới sản phẩm bao gồm một sự thay đổi đối với một sản phẩm mà một doanh nghiệp cung cấp trên thị trường hoặc giới thiệu một sản phẩm hoàn toàn mới. Đây là loại đổi mới dễ nhận biết nhất vì người tiêu dùng tận mắt nhìn thấy những thay đổi của sản phẩm.

- Đổi mới dịch vụ: Đổi mới dịch vụ bao gồm giới thiệu dịch vụ hoàn toàn mới hoặc thay đổi dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ, đây là hoạt động đổi mới quan trọng nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất cũng có thể thực hiện thành công về đổi mới sản phẩm thông qua đổi mới dịch vụ.

- Đổi mới quy trình: Đổi mới quy trình giải quyết các thay đổi trong quy trình cốt lõi của một doanh nghiệp. Thông thường những kết quả này từ những thay đổi trong quy trình công nghệ của doanh nghiệp. Thông thường, các quy trình này là “vô hình” đối với người tiêu dùng nhưng là yếu tố rất quan trọng đối với việc định vị mức độ cạnh tranh của một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

- Đổi mới tổ chức: Đổi mới tổ chức giải quyết các thay đổi trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp. Những thay đổi này bao gồm ví dụ: sự chuyển đổi chức năng từ một tổ chức sang một tổ chức khác.

Đổi mới tổ chức liên quan đến những thay đổi của tổ chức trong việc tích hợp các tổ chức, đối tác bên ngoài.

- Đổi mới mô hình kinh doanh: Một mô hình kinh doanh mô tả cách một doanh nghiệp tạo ra, bán và cung cấp giá trị cho khách hàng của doanh nghiệp. Có ba lĩnh vực chính mà mô hình kinh doanh có thể thúc đẩy sự đổi mới: đề xuất giá trị (những gì được bán), cách thức bán hàng và thúc đẩy các khách hàng mục tiêu.

Cụ thể, Chỉ số đổi mới kỹ thuật số đánh giá các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp gồm: chiến lược đổi mới, văn hoá và tổ chức đổi mới, quản lý vòng đời, quản lý ý tưởng, phát triển sản phẩm, quy trình và dịch vụ, cải tiến liên tục, các yếu tố trong doanh nghiệp, kết quả đổi mới.

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 146 - 147)