Về định hướng đối với các công nghệ thông minh

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 142 - 144)

Các công nghệ thông minh có thể cải thiện độ chính xác của dữ liệu và đảm bảo hệ thống sản xuất đáp ứng với yêu cầu quản lý với

“độ trễ” ngắn nhất. Định hướng đối với các công nghệ thông minh được thể hiện thông qua 4 yếu tố sau:

- Yếu tố 1: Hệ thống thông minh

Hệ thống thông minh hỗ trợ quá trình ra quyết định phù hợp thông qua trích xuất, tích hợp và phân tích dữ liệu về: lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (các hệ thống phần mềm và phần cứng được kết nối chặt chẽ được thực hiện để tối ưu hóa giữa các bộ phận trong quy trình kinh doanh như: tài chính, sản xuất, hậu cần, nhân sự…); quản lý khu vực sản xuất (quy trình được chuẩn hóa và có hệ thống, qua đó hệ thống công nghệ thông tin được sử dụng để kiểm soát và theo dõi các dữ liệu liên quan đến nhân viên, máy móc, vật liệu và nơi làm việc); bảo mật thông tin (chính sách bảo mật thông tin được áp dụng với các công cụ giám sát và kiểm soát thích hợp).

- Yếu tố 2: Kết nối hệ thống bên ngoài

Hệ thống quản lý chia sẻ dữ liệu được kết nối thông qua các chương trình để đạt được sự minh bạch thông tin và tạo ra giá trị chung. Kết nối dữ liệu được thể hiện thông qua: quản lý quan hệ khách hàng (hệ thống hỗ trợ công nghệ thông tin được áp dụng để quản lý các quy trình kinh doanh như bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng, qua đó tạo điều kiện giao tiếp tốt hơn với khách hàng); xây dựng nền tảng thiết kế hợp tác (cho phép hiểu rõ hơn tất cả các khía cạnh của sản phẩm trong suốt vòng đời của sản phẩm, từ đó đạt được tối ưu hóa thiết kế); xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng tích hợp (kết nối hiệu quả các đầu mối cung ứng dọc theo chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp, nhà sản xuất, kho, trung tâm phân phối và nhà bán lẻ, qua đó giảm thời gian trong việc đặt hàng, sản xuất, mua và vận chuyển sản phẩm).

- Yếu tố 3: Điện toán di động cho doanh nghiệp

các giao dịch kinh doanh trực tuyến và phân tích và quyết định chính xác được thực hiện với các nền tảng điện toán đám mây. Điện toán di động cho doanh nghiệp được thực hiện thông qua: truyền thông xã hội (sử dụng dữ liệu số và phương tiện xã hội tương tác để tăng cường hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp thông qua việc thu thập các sở thích và nhu cầu của khách hàng, áp dụng các công cụ phân tích dữ liệu lớn để xem xét các sản phẩm và dịch vụ hiện có và xác định các nhu cầu mới); ứng dụng cảm biến di động (nền tảng cung cấp các chức năng giao tiếp, tính toán được hỗ trợ bởi công nghệ cảm biến và các dịch vụ dựa trên đám mây); nền tảng điện toán đám mây (cung cấp các chức năng lưu trữ dữ liệu, tính toán được hỗ trợ bởi phần mềm và phần cứng dựa trên nền tảng dịch vụ công nghệ thông tin).

- Yếu tố 4: Tích hợp hệ thống thực-ảo

Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, kinh doanh di động và kinh nghiệm bán hàng trực tuyến để đảm bảo tính nhất quán trong việc: thu thập dữ liệu (máy móc, thiết bị sản xuất được trang bị cảm biến và thiết bị thu thập dữ liệu thu thập và truyền dữ liệu thông qua các kết nối mạng); phân tích dữ liệu chính về các vấn đề liên quan đến quản lý kinh doanh và sản xuất (các mô hình toán học được phát triển để cho phép dự báo tình huống sẽ xảy ra trong tương lai); hỗ trợ ra quyết định tích hợp (các loại dữ liệu và dự báo được tạo bởi các mô hình phân tích, qua đó giúp các nhà quản lý ra quyết định để nâng cao hiệu suất).

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 142 - 144)