Tác động đến khía cạnh cộng tác

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 61 - 63)

Các hoạt động cộng tác đã được xác định để: Thúc đẩy các hoạt động đa chức năng trong doanh nghiệp và phân quyền quyết định nhằm phân cấp quá trình ra quyết định.

Về các hoạt động đa chức năng: “hệ thống thực ảo” hỗ trợ tăng cường, thúc đẩy các hoạt động đa chức năng của một doanh nghiệp. Việc liên kết các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, cộng tác theo chuỗi cung ứng là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được

mức năng suất cao. Quản lý chuỗi cung ứng giúp tối ưu hóa các tương tác giữa các hoạt động đa chức năng của doanh nghiệp như: thông tin, nguyên vật liệu, tài chính, nhân lực, thiết bị và vốn… [Mentzer John; DeWitt, W.; Keebler, J.S.; Min, S.; Nix, N.; Smith, C. (2001) Defining Supply Chain Management. In Journal of Business Logistics 22 (2), pp. 1-25]. Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với việc ứng dụng “Internet vạn vật”, tương tác giữa các hoạt động đa chức năng sẽ trở nên phức tạp hơn. Tất cả các đối tượng tham gia tương tác có thể được “định vị”, xác định trạng thái trong quá khứ, hiện tại và tương lai. “Internet vạn vật” hỗ trợ quá trình tự hợp tác giữa các công cụ máy móc và các tài nguyên khác trong quá trình sản xuất. Với “Internet vạn vật”, các đối tượng tham gia sẽ thực hiện hợp tác hoạt động đa chức năng nhanh hơn, vượt qua các giới hạn thông thường trong “thế giới thực”. Theo phương thức này này, hệ thống sản xuất của doanh nghiệp sẽ được liên kết trực tiếp với các quy trình quản lý kinh doanh có liên quan, đồng thời kết nối doanh nghiệp với các đối tác trong chuỗi cung ứng.

Về phân quyền ra quyết định: Nhằm thúc đẩy chia sẻ trách nhiệm trong công việc và tạo điều kiện cho hình thức kiểm soát phi tập trung. Phân quyền ra quyết định sẽ làm giảm vai trò, tầm quan trọng của cá nhân quyết định. Nhân viên trong doanh nghiệp sẽ tham gia trực tiếp thiết lập các yếu tố “quyết định” về các vấn đề sản xuất, thiết kế, các quy tắc sản xuất… của doanh nghiệp thông qua “hệ thống thực ảo”. [Frazzon, E. Morosini; Hartmann, J.; Makuschewitz, T.; Scholz- Reiter, B. (2013) Towards Socio-Cyber-Physical Systems in Production Networks. In 46th CIRP Conference on Manufacturing Systems 2013 7 (0), pp. 49- 54]. Bằng cách giải phóng nhân viên khỏi các hoạt động thường ngày (như: thu thập thông tin, xử lý trước dữ liệu…), “hệ thống thực ảo” đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phân quyền cho nhân viên ra quyết định.

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)