Theo nghiên cứu của Tamara J. Erickson, tác giả của những cuốn sách “Retire Retirement”, “Plugged In”, và “What‟s Next, Gen X?”, là một trong 50 nhà tư tưởng kinh doanh hàng đầu toàn cầu năm 2011, sự hợp tác sẽ thúc đẩy làn sóng năng suất tiếp theo. [https://hbr.org/2012/05/collaboration-will-drive-the-n]
Tăng năng suất, thu được nhiều lợi nhuận hơn với đầu vào ít hơn là vấn đề cốt lõi của bất kỳ doanh nghiệp hay quốc gia nào trên thế giới. Từ quan điểm xã hội, năng suất thúc đẩy mức sống cao hơn và tăng việc chia sẻ các tài nguyên. Đối với một quốc gia, tăng năng suất giúp cho Chính phủ có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư trở lại đối với các dịch vụ công. Đối với một doanh nghiệp, tăng năng suất dẫn đến tăng lợi nhuận, qua đó tăng thu nhập của người lao động, cổ đông hoặc tăng mức tái đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.
Logic đằng sau cải tiến năng suất rất đơn giản: “tạo ra nhiều hơn, sử dụng ít hơn”. Làm nhiều hơn có thể bao gồm tăng đơn vị sản xuất (tạo ra nhiều đơn vị hơn) hoặc tăng giá trị sản xuất (tạo ra các đơn vị bán nhiều hơn).
Cách các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đơn giản này gồm: phát triển và áp dụng các phương thức quản lý mới (như: quản lý chất
lượng toàn diện (Total Quality Management), sản xuất tinh gọn (Lean
Manufacturing), tái cấu trúc (Reengineering) và gắn kết nhân viên (Employee Engagement)) hoặc áp dụng công nghệ mới và tích hợp công nghệ vào phương thức thực hiện công việc. Mặc dù cả 02 cách này đều có giá trị, nhưng việc áp dụng công nghệ được xem là yếu tố quyết định quan trọng hơn của tăng trưởng năng suất dài hạn.
Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ chỉ cải thiện năng suất nếu được triển khai cùng với những thay đổi đồng thời trong cách thức thực hiện công việc. Ví dụ, doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thông tin thúc đẩy có sự gia tăng đáng kể về năng suất trong suốt hai mươi năm từ 1980 đến 2000. Tuy nhiên, nghiên cứu về lợi nhuận được tạo ra bởi các khoản đầu tư này cho thấy tăng trưởng năng suất chỉ xảy ra khi công nghệ đi kèm với đổi mới quy trình kinh doanh phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Trên thực tế, việc áp dụng công nghệ riêng rẽ không dẫn đến những thay đổi trong thực tiễn của doanh nghiệp, có rất ít hoặc thậm chí có tác động tiêu cực đến năng suất.
Ngày nay, công nghệ hợp tác (Collaborative Technologies), một
làn sóng công nghệ mới đã xuất hiện trong các doanh nghiệp. Nhưng cũng như công nghệ của những năm 1980 và 1990, các công nghệ này thúc đẩy tăng trưởng năng suất thực sự, phụ thuộc vào sự thay đổi đồng thời trong suy nghĩ, trong cách làm của doanh nghiệp.
Những công nghệ mới này hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho doanh nghiệp. Công nghệ hợp tác giúp “khuếch đại” khả năng tương tác đồng thời với số lượng lớn các đối tượng, hứa hẹn sẽ cải thiện đáng kể việc tạo, nắm bắt và chia sẻ kiến thức; tìm kiếm thông tin hữu ích; khai thác các nguồn sáng tạo, chuyên môn mới, và trí tuệ của đám đông…
Các công nghệ hợp tác có khả năng thay đổi cách thức tương tác giữa người lao động trong doanh nghiệp, tìm kiếm, sử dụng và khai thác các chuyên gia có chuyên môn ở bên ngoài khi cần và chia sẻ ý tưởng.
Công nghệ hợp tác là yếu tố quan trọng để thành công trong tương lai của một số ngành, tuy nhiên có thể lại không quan trọng đối với một số ngành khác.
Cách thức tác động đóng góp vào năng suất của các công nghệ hợp tác sẽ thay đổi theo ngành, doanh nghiệp, phù hợp với thực tiễn và chiến lược áp dụng. Hiểu đầy đủ và chính xác những hình thức hợp
tác tác động lớn nhất đến doanh nghiệp để tận dụng các khả năng mới này cực kỳ quan trọng để hiện thực hóa lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó dẫn đến tăng năng suất.