Do xu hướng sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, số lượng các phiên bản khác nhau của sản phẩm cũng tăng lên. Ví dụ: công nghệ mô phỏng đã cung cấp một số lượng 15 tỷ phiên bản của dòng xe Ford Fusion [Schleich, H.; Schaffer, J.; Scavarda, L.F. (2007) Managing Complexity in Automotive Production. In 19th International Conference on Production Research 2007. Valparaiso, Chile]. Điều này sẽ làm cho hoạt động của dây chuyền sản xuất và lắp ráp sẽ ngày càng khó khăn. Dây chuyền thông thường chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt và không được tích hợp nhiều chức năng. Việc sản xuất các phiên bản khác nhau của sản phẩm trong một dây chuyền sản xuất sẽ làm tăng sự phức tạp trong hệ thống sản xuất.
Đó là lý do trong tương lai, máy móc sẽ tích hợp các chức năng và các quy trình xử lý khác nhau. Ngoài ra các sản phẩm đa công nghệ có thể tiết kiệm các bước xử lý tiếp theo trong toàn bộ quy trình.
Do đó, việc rút ngắn các quy trình sản xuất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đi ngược lại với lý thuyết Taylor (được gọi là Taylor-1). Trong khi lợi nhuận của sản xuất trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai được tạo ra bởi một dây chuyền lắp ráp [The Economist ( 2012) The third industrial revolution. In The Economist April 21th 2012. www.economist.com/node/21553017], cuộc cách mạng công nghiệp này làm giảm lượng dây chuyền sản xuất và lắp ráp và hình thành phương thức sản xuất “tế bào sản xuất” (Production Cells). Các “tế bào sản xuất” và lắp ráp tự động có cấu trúc đòi hỏi phải phân cấp và liên quan đến trách nhiệm của nhân viên được trao quyền ra quyết định. Hơn nữa, tất cả các khâu trong quy trình phải phối hợp với nhau.
Tuy nhiên, theo Taylor-1, như trong Hình 2.7 chỉ ra điểm tối ưu về số lượng người đóng góp hoặc các bước xử lý giúp quá trình hoạt động hiệu quả nhất. Ngoài điểm tối ưu này đều dẫn đến tăng chi phí.
Hình 2.7. Hình thành chuỗi giá trị ngắn đột phá
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [G. Schuh, T. Potente, C. Wesch-Potente, A. R. Weber, and J.-P. Prote, “Collaboration Mechanisms to increase Productivity in the Context of Industrie 4.0,”
Procedia CIRP, vol. 19, pp. 51-56, 2014]
Do đó, KPI đầu tiên của “Lợi nhuận thu được từ yếu tố sản xuất 1” (Return on Production 1, ROP1) là số bước của quy trình hoặc người đóng góp. Kết quả là, có thể tùy chỉnh sản phẩm và giảm chi phí bằng cách tập trung vào số bước của quy trình.