Với sự phát triển của công nghệ ngày nay, khả năng mô phỏng sự phức tạp của toàn bộ chuỗi giá trị đã được thực hiện. Ví dụ, công cụ phần mềm OptiWo có thể mô tả các mạng sản xuất toàn cầu một cách toàn diện và giúp tối ưu hóa hệ thống thiết kế và thiết lập hoàn chỉnh [Schuh, G.; Potente, T.; Kupke, D.; Varandani, R. (2013) Innovative Approaches for Global Production Networks. In Robust Manufacturing Control. Berlin: Springer, pp. 385-397].
Các giai đoạn diễn ra trong ngày, tuần, tháng và năm có thể được mô phỏng theo thời gian thực. Một chuỗi giá trị ảo hoàn chỉnh (CVVC) đem đến nhiều lợi thế, một trong số lợi thế đó là tính minh bạch. Các vấn đề không phù hợp, một số “nút thắt cổ chai” trong quy trình sản xuất có thể được phát hiện trực tiếp. Hơn nữa, toàn bộ chuỗi quá trình với đầu ra và hiệu suất sẽ được thể hiện chi tiết. Điều này cho phép rút ra kết luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến tất cả các mục tiêu.
Việc mô phỏng ảo của CVVC mang lại lợi thế đặc biệt cho giai đoạn phát triển sản phẩm. Trong quản lý chất lượng, 75% sai số bắt nguồn bắt nguồn từ khâu này [Pfeifer, T. (2002) Quality and Economic Efficiency. In Quality Management. Hanser München Wien . ISBN 3-446-22003-8].
Với sự kết hợp của các mô phỏng, sản phẩm có thể được phát triển lặp đi lặp lại. Điều đó có nghĩa là trong khi phát triển một sản phẩm, giai đoạn sản xuất của nó có thể được mô phỏng đồng thời, do đó các rào cản khó khăn có thể được chỉ ra và loại bỏ ngay từ đầu.
Tuy nhiên, những người ra quyết định cần tin tưởng vào quá trình mô phỏng ảo để có thể sử dụng kết quả làm công cụ hỗ trợ việc đưa ra quyết định. Có thể thấy rằng, để đưa ra các quyết định khó khăn và phức tạp, việc đặt ra tất cả các khả năng có thể xảy ra là hết sức cần thiết. Theo Bernoulli, nếu đưa ra số “kịch bản có thể xảy ra” tăng gấp
4 lần thì chất lượng của kết quả sẽ tăng gấp 2 lần [Albers, R.; Yanik, M. (2007) Binomialverteilung. In Skript zur Vorlesung “Stochastik”. Universität Bremen. http://www.math.unibremen.de/didaktik/ma/ralbers/ Veranstaltungen/Stochastik12/].
Do đó, với mối tương quan này, số lượng mô phỏng tăng lên sẽ có tác động mạnh đến khả năng quyết định. Điều này được mô tả trong hình 2.6. Người ra quyết định có thể tin tưởng vào kết quả mô phỏng tốt hơn khi tiến hành với một số lượng mô phỏng lớn hơn.
Hình 2.6. Kỹ thuật ảo của chuỗi giá trị hoàn chỉnh
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [G. Schuh, T. Potente, C. Wesch-Potente, A. R. Weber, and J.-P. Prote, “Collaboration Mechanisms to increase Productivity in the Context of Industrie 4.0,”
Procedia CIRP, vol. 19, pp. 51-56, 2014]
Để thu lợi từ khả năng và tính khả thi của các mô phỏng, điều quan trọng là phải tập trung vào thời gian cần thiết để tạo ra kết quả mô phỏng, như được hiển thị bởi chỉ số là “Lợi nhuận thu được từ yếu
tố công nghệ 2” (Return on Engineering 2, ROE2). Việc đẩy mạnh số
lượng mô phỏng càng nhiều thì khả năng đẩy nhanh việc tạo ra kết quả có chất lượng cao càng lớn.