Truyền thông không hiệu quả dẫn đến giảm năng suất. Điều này có thể được minh họa thông qua quy trình lập kế hoạch: việc trao đổi
và sử dụng dữ liệu cũ, lỗi thời và không đầy đủ dẫn đến xây dựng kế hoạch không chính xác.
Các phương pháp lập kế hoạch tập trung theo phương pháp truyền thống thường dẫn đến sự “chậm trễ” trong thu thập và phân tích thông tin, do đó sẽ dẫn đến sự khác biệt giữa kế hoạch dự kiến và thực tế [Windt, K.; Hülsmann, M. (2007) Changing Paradigms in Logistics - Understanding the Shift from Conventional Control to Autonomous Cooperation and Control. In Hülsmann, M., Windt, K. (Eds.): Understanding Autonomous Cooperation and Control in Logistics. Springer Berlin, pp. 1-16].
Các “hệ thống thực ảo” là nền tảng giúp làm giảm sự “chậm trễ” trong việc chia sẻ thông tin và dự đoán bằng cách thúc đẩy giao tiếp theo phương thức “phi tập trung” với 02 tính năng cốt lõi của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [Schuh, G.; Stich, V.; Brosze, T.; Fuchs, S.; Pulz, C.; Quick, J.; Schürmeyer, M.; Bauhoff, F. (2011) High resolution supply chain management: optimized processes based on self-optimizing control loops and real time data. In Prod. Eng. Res. Devel. 5 (4), pp. 433-442]. Thứ nhất, công nghệ cảm biến sẽ cho phép chia sẻ thông tin ở mức độ chi tiết với “độ trễ” thấp nhất. Thứ hai, công nghệ mô phỏng dựa trên dữ liệu thời gian thực sẽ cho phép quy trình dự đoán được tối ưu hóa, hiệu quả hơn.
Cụ thể như sau:
Về chia sẻ thông tin: Chi phí đầu tư hệ thống cảm biến ngày càng thấp, kích thước của các cảm biến ngày càng nhỏ hơn, do đó, việc áp dụng, triển khai các cảm biến trên quy mô lớn của các doanh nghiệp ngày càng được thực hiện phổ biến với nhiều ứng dụng để hiệu quả kinh tế cao [Lucke, D.; Constantinescu, C.; Westkämper, E. (2008) Smart Factory. A Step towards the Next Generation of Manufacturing. In Manufacturing Systems and Technologies for New Frontier. Springer London, pp.115- 118]. Bằng cách kết nối với hệ thống cảm biến và tương tác thông qua “hệ thống thực ảo”, việc chia sẻ thông tin
trong doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ trở nên phổ biến và dễ dàng hơn. “Hệ thống thực ảo” cho phép truy cập dữ liệu trực tiếp theo thời gian thực, thúc đẩy chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia. [Schuh, G.; Gottschalk, S.; Höhne, T. (2007) High Resolution Production Management. CIRP Annals- Manufacturing Technology 56, pp. 439-442].
Về dự đoán: Thông thường, doanh nghiệp không thể dự đoán được trước các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, mô phỏng là một phương pháp cần thiết để giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu này. Mô phỏng có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được tác động của các đầu vào khác nhau, qua đó dự đoán tốt hơn kết quả trên hệ thống thực [Kleijnen, Jack (2005) Supply chain simulation tools and techniques. In International Journal of Simulation & Process 1 (1/2), pp. 82-89]. Với những tiến bộ gần đây của khoa học tính toán, các kết quả mô phỏng đã đạt được độ chính xác cao hơn vì tham số, điều kiện trong hệ thống thực đều được mô phỏng. Định luật về số lượng lớn Bernoulli chứng minh kết quả trung bình của các thử nghiệm sẽ có xu hướng hướng tới giá trị mong đợi với số lượng thử nghiệm lớn hơn [Gorroochurn, P. (2012) Classic Problems of Probability: Wiley. ISBN: 978-1-118- 06325-5]. Bên cạnh đó, với số lượng mô phỏng được thực hiện nhiều hơn, kết quả của mô phỏng sẽ có xu hướng chính xác hơn với thực tế.