Về chiến lược đổi mới

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 147 - 148)

- Sự tồn tại của một tầm nhìn cho sự đổi mới: Tầm nhìn cho đổi mới là điều kiện tiên quyết để quản lý đổi mới thành công. Tầm nhìn này cần phải được mô tả rõ ràng và thông báo cho các nhóm liên quan (nội bộ và bên ngoài) như: nhân viên, đối tác đổi mới, các tổ chức tài chính...

- Phát triển một cách có hệ thống một chiến lược đổi mới để định hướng rõ ràng cho các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp: Chiến lược đổi mới xác định tư thế của doanh nghiệp hướng tới môi trường cạnh tranh về: kế hoạch phát triển các sản phẩm, dịch vụ, quy trình và mô hình kinh doanh mới. Chiến lược đổi mới dựa trên quy trình lập kế hoạch, trong đó phân tích có hệ thống các khu vực, lĩnh vực kinh doanh tiềm năng để đổi mới (có tính đến các yếu tố bên trong và bên ngoài). Chiến lược đổi mới là đầu ra của quy trình lập kế hoạch có hệ thống và định hướng dẫn tất cả các hoạt động quản lý đổi mới của doanh nghiệp.

- Phổ biến về chiến lược đổi mới: Một chiến lược đổi mới chỉ có giá trị nếu nó được thực hiện thành công. Chiến lược đổi mới phải

được thông báo cho tất cả các cấp, các nhân viên để có thể được thúc đẩy thành công trong doanh nghiệp.

- Cân bằng đến rủi ro và lợi nhuận để đạt được sự thành công các dự án đổi mới: Các dự án đổi mới cần phải được cân đối với rủi ro và lợi nhuận, nguồn lực của các dự án đổi mới và khung thời gian cho chiến lược hiện tại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 147 - 148)