Về chiến lược tổ chức

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 139 - 141)

Doanh nghiệp cam kết sẽ nhìn nhận và lấy công nghiệp 4.0 làm giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, đồng thời khám phá các cơ hội nhằm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp thông qua các quy trình sản xuất hiệu quả và thông minh hơn. Có 04 yếu tố về chiến lược tổ chức của doanh nghiệp:

- Yếu tố 1: Tầm nhìn của lãnh đạo

Doanh nghiệp có khả năng thực hiện tầm nhìn đối với yêu cầu đa dạng, “tùy biến” của khách hàng và thị trường, đồng thời thực hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đồng.

Ban lãnh đạo chủ động tìm hiểu các khái niệm và các đặc điểm của công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho nhân viên tìm hiểu và “hấp thụ” các kiến thức của công nghiệp 4.0.

Với mục tiêu sẵn có, Ban lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch chi tiết về tầm nhìn và đánh giá việc quản lý của doanh nghiệp một cách thường xuyên.

Tầm nhìn của doanh nghiệp trong công nghiệp 4.0 cần có sự kết hợp giữa tuyên bố và việc thực hiện các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp nhận ra giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.

- Yếu tố 2: Hoạch định chiến lược

Các doanh nghiệp có thể tận dụng các năng lực cốt lõi của mình để phát triển các chiến lược đổi mới và tạo ra các mô hình kinh doanh mới đảm bảo chuyển đổi thành công từ các hoạt động kinh doanh

thành sự tăng trưởng bền vững và có lợi nhuận. Cụ thể, doanh nghiệp cần định vị giá trị về lĩnh vực của doanh nghiệp (các công nghệ chính, dịch vụ, nhóm khách hàng đặc biệt...); về hoạch định chiến lược (sử dụng có hệ thống các công nghệ thông minh để thu thập và xử lý dữ liệu nhằm hoàn thành tốt hơn các mục tiêu chiến lược trong kỷ nguyên của công nghiệp 4.0); về năng lực cốt lõi (khả năng sử dụng các công nghệ thông minh, công nghệ di động để phát triển và tối ưu hóa năng lực cốt lõi của doanh nghiệp trong sản xuất, xử lý dữ liệu và kết nối khách hàng…)

- Yếu tố 3: Quản lý kinh doanh

Doanh nghiệp có thể sử dụng các công nghệ như quản lý tinh gọn, phân tích dữ liệu lớn, IoT, robot thông minh và hệ thống tích hợp để ra quyết định và vận hành nhằm: đáp ứng để thay đổi (tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động kinh doanh thông qua quản lý lao động và nguyên liệu làm đầu vào sản xuất); ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu thông minh (bất cứ khi nào có thể đưa ra các mô hình thu thập và phân tích dữ liệu hiệu quả về chi phí); ứng dụng các công cụ phân tích kinh doanh để hỗ trợ quá trình ra quyết định và cung cấp phản hồi theo thời gian thực.

- Yếu tố 4: Nhân sự

Doanh nghiệp cần xác định và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu và xu hướng toàn cầu thông qua: quản lý nguồn nhân lực (tiến hành đánh giá thường xuyên cơ cấu nhân sự, tuyển dụng nhân tài với chuyên môn liên quan đến công nghiệp 4.0); xây dựng văn hoá học tập của tổ chức (nỗ lực để duy trì, tìm kiếm và dễ dàng truy cập các tài nguyên tri thức của doanh nghiệp); thực hành chuẩn doanh nghiệp (tăng cường việc học tập trong doanh nghiệp bằng cách tính điểm chuẩn thực hành tốt nhất được thu thập từ các bộ phận nội bộ, đối thủ bên ngoài hoặc các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau).

Một phần của tài liệu NĂNG SUẤT HỢP TÁC TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)