Sản xuất bồi đắp (Additive Manufacturing, AM) là một phương thức chế tạo sản phẩm bằng cách “đắp” từng lớp vật liệu lên nhau, mô phỏng theo thiết kế đã được vẽ sẵn trên phần mềm CAD, tương tự với cách thức hoạt động của In 3D (3D printing). Với quy trình sản xuất truyền thống, để có được sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi người thợ phải khoan, dập khuôn, tiện trên một khối vật liệu. Với AM, từng lớp vật liệu cực kỳ mỏng được đắp chồng lên nhau để tạo một sản phẩm ba chiều hoàn chỉnh. Lớp sau kết dính với những lớp trước bằng cách nấu chảy hoàn toàn (hoặc một phần) nguyên liệu làm nên sản phẩm.
AM và sản xuất tinh gọn là thực sự tương thích. Sử dụng AM có thể giúp doanh nghiệp đạt được mô hình sản xuất tinh gọn, vì quy trình AM có nguyên tắc chính là sản xuất tinh gọn.
AM thực sự giúp giảm chi phí, tránh lãng phí vật liệu, tránh tồn kho và chỉ tạo ra những gì khách hàng yêu cầu. Quy trình sản xuất này thực sự cải thiện chất lượng sản phẩm và rút ngắn thời gian sản xuất.
AM giúp doanh nghiệp giải quyết một cách hiệu quả một số vấn đề sau:
- Vận chuyển “không tạo giá trị”: AM cho phép giảm các vận chuyển “không tạo giá trị” trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải thực hiện nhiều bước sản xuất trong khi sử dụng AM: chỉ cần lấy các sản phẩm ra khỏi máy AM.
xuất những gì khách hàng yêu cầu, do đó sẽ giảm đáng kể chi phí quản lý kho.
- Chuyển động: Không có chuyển động “vô nghĩa” trong AM, các “không tạo giá trị” được in trong máy. Sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở một nơi, người lao động không phải lắp ráp các bộ phận.
- Thời gian chờ: AM giảm thời gian thực hiện, không có các bước khác nhau để làm theo. Khi sản phẩm được sản xuất, nó sẽ được gửi đi.
- Sản xuất thừa: Doanh nghiệp chỉ sử dụng số lượng nguyên liệu đủ để sản xuất sản phẩm bằng công nghệ AM, không phải sản xuất nhiều hơn yêu cầu của khách hàng.
- Khiếm khuyết: Công nghệ AM sản xuất các sản phẩm gắn với kiểm soát chất lượng. Sau khi các sản phẩm được in, quy trình kiểm soát chất lượng sẽ bảo đảm sản phẩm đúng với đặt hàng của khách hàng.
AM giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm nhờ AM:
- Sản xuất tinh gọn cũng là một công cụ để cải thiện sản phẩm liên tục, để tránh việc phải sản xuất lại. AM có thể cải thiện quy trình sản xuất của doanh nghiệp, nhưng AM cũng có thể cho phép doanh nghiệp tự cải thiện sản phẩm.
- AM là một phương pháp để tạo mẫu (Prototype). Doanh nghiệp
có thể tạo nguyên mẫu với chi phí thấp hơn, bằng cách chọn vật liệu “tốt nhất”. Trên phần mềm mô hình 3D, doanh nghiệp sử dụng các thiết kế và cải tiến sản phẩm trước quá trình in. Hơn nữa, vì quá trình tạo mẫu rẻ hơn, doanh nghiệp sẽ có thể thực hiện nhiều lần in sản phẩm mẫu trước khi đưa vào sản xuất.