Ngày nay, những đổi mới đột phá xảy ra thường xuyên hơn trong môi trường kinh doanh. Do đó, vòng đời sản phẩm thường bị rút ngắn vì áp lực và yêu cầu của thị trường. Để theo kịp tốc độ của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải đổi mới, rút ngắn quy trình phát triển sản phẩm.
Các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể giúp giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đặt mức độ ưu tiên cao hơn đối với các sản phẩm riêng biệt, có nghĩa là các sản phẩm có mức độ “tùy biến” cao hơn, nhiều phiên bản hơn, với số lượng ít hơn so với các sản phẩm thông thường [Brecher, C.; Jeschke, J. Schuh, G., Aghassi, S.; Arnoscht, J.; Bauhoff, F.; Fuchs, S.; Jooß, C.; Karmann, W. O.; Kozielski, S.; Orilski, S.; Richert, A.; Roderburg, A.; Schiffer, M.; Schubert, J.; Stiller, S.; Tönissen, S.; Welter, F. (2010) Individualised Production. In Integrative Production Technology for High-Wage Countries. Berlin: Springer. ISBN: 978- 3-642-21066-2, pp. 77-239].
Để tạo ra được các sản phẩm riêng biệt, tiềm năng trước hết nằm
ở các “mẫu thử nghiệm” (prototypes). Qua đó, các doanh nghiệp cần
tập trung để sản xuất các “mẫu thử nghiệm” đối với các sản phẩm ở giai đoạn đầu của chuỗi giá trị. Ngay cả khi các “mẫu thử nghiệm” này đòi hỏi một khoản đầu tư để điều chỉnh và tối ưu hóa trong quy trình, thì doanh nghiệp vẫn có thể thu được lợi nhuận cao hơn do thời gian đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn. Hơn nữa, điều này làm tăng tính “linh hoạt” của doanh nghiệp vì các sản phẩm có thể được thay đổi trong quá trình sản xuất thông qua “mẫu thử nghiệm”. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất “linh hoạt” là tiền đề quan trọng để sáng tạo ra các phát minh và đổi mới sáng tạo.
Trong hình 2.5, đường cong của vòng đời sản phẩm được hiển thị dựa trên vòng rút ngắn để mang lại lợi nhuận cao hơn [Rink, D. R.; Swan, J. E. (1979) Product life cycle research: A literature review. In Journal of Business Research 7 (3), pp. 219-242]. Trước đây doanh nghiệp thường đầu tư ở giai đoạn đầu cao, sau đó phát triển mạnh mẽ và cuối cùng tiếp cận đến mức tối đa trong giai đoạn ổn định sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bắt đầu bằng việc xen kẽ các khoản đầu tư và thu lợi nhuận nhỏ hơn, sau đó bắt đầu phát triển đến một thời điểm nhanh hơn và dừng khi đạt dược mức lợi nhuận tối đa cao hơn.
Hình 2.5. Quy trình phát triển sản phẩm rút ngắn (SPEP)
Nguồn: Tác giả xây dựng trên cơ sở [G. Schuh, T. Potente, C. Wesch-Potente, A. R. Weber, and J.-P. Prote, “Collaboration Mechanisms to increase Productivity in the Context of Industrie 4.0,”
Procedia CIRP, vol. 19, pp. 51-56, 2014]
Do đó, thời gian dẫn đầu của một sản phẩm từ ý tưởng đến khi bắt
đầu sản xuất (Start of Production, SOP) cần được coi là “Lợi nhuận
thu được từ yếu tố công nghệ 1” (Return on Engineering 1, ROE1).
Đây là chỉ số trực tiếp cho hiệu suất của sản phẩm quá trình phát triển. Bằng cách tập trung vào thời gian phát triển và rút ngắn thời gian, các doanh nghiệp sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh.