Giá trị tham khảo từ các nghiên cứu liên quan đến luận án

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 27 - 29)

Qua đọc và tổng thuật các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án, cho thấy:

- Các tác giả đều thừa nhận: cùng với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của hệ thống chính trị các cấp và sự tham gia tích cực của người dân trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, an ninh - quốc phòng thì tôn giáo, trong đó có Công giáo là một trong các yếu tố không thể thiếu góp phần vào phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Vai trò của tôn giáo trong

đời sống xã hội cũng như trong đóng góp vào phát triển bền vững được thể hiện ở "niềm tin tôn giáo", ở "nguồn vốn xã hội". Khi con người có niềm tin sẽ thúc đẩy các hoạt động mang tính tích cực hơn, có tác dụng làm phong phú đạo đức xã hội. Tuy nhiên, niềm tin tôn giáo khi bị thế lực xấu lợi dụng nó sẽ trở thành lực cản cho quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên, làm ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, đồng thuận xã hội và an ninh - quốc phòng. Quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên không chỉ đòi hỏi ổn định tình hình tôn giáo, tạo đồng thuận xã hội mà phải tận dụng được nguồn lực tôn giáo.

- Tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã phản ánh khá cơ bản đời sống tôn giáo ở Tây Nguyên. Lịch sử hình thành và phát triển của 4 tôn giáo chính trên địa bàn hiện nay: Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài. Các tôn giáo này khi truyền vào Tây Nguyên đã góp phần làm biến đổi đời sống của người dân Tây Nguyên trên các phương diện kinh tế, văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo. Cụ thể là làm cho người dân từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo một tôn giáo nào đó, hoặc dẫn đến tình trạng tín đồ chuyển đổi niềm tin giữa các tôn giáo. Các công trình cũng thừa nhận những đóng góp trong hoạt động từ thiện, đạo đức văn hóa, phát triển kinh tế và an ninh xã hội của các tôn giáo, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong đồng thuận xã hội và là đối tượng dễ bị các phần tử cực đoan lợi dụng vào hoạt động gây mất ổn định xã hội và an ninh - quốc phòng.

- Các tác giả đều có chung nhận định về những thuận lợi và khó khăn khi các tôn giáo, nhất là Công giáo truyền đến Tây Nguyên. Ngoài sự khác biệt giữa tín ngưỡng đa thần của các dân tộc thiểu số đối lập với tôn giáo thờ nhất thần; sự khác biệt giữa văn hóa buôn, làng, văn hóa tộc người gắn với các vị "thần" mang đậm những kiêng kỵ khác với văn hóa châu Âu, văn hóa lấy "Chúa Trời" làm tâm điểm thì mối quan hệ giữa nhà nước và Giáo hội trong lịch sử và hiện tại cũng là những yếu tố tác động đến nhận thức và lối ứng xử của cả hai phía trong việc khai thác những điểm tương đồng của Công giáo trong phát triển bền vững. Những khác biệt, xung đột về văn hóa không được nhận thức đúng và giải quyết triệt để dễ bị các thế lực cực đoan lợi dụng gây mất ổn định chính trị - xã hội, an ninh - quốc phòng. Khi đó nó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự phát triển bền vững

Mỹ trong hai cuộc kháng chiến ở Việt Nam đã làm cho mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội còn những vấn đề chưa đồng thuận.

- Nhiều nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp chung về kinh tế, chính trị, xã hội, tuy nhiên các giải pháp liên quan đến tôn giáo như: giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc và tôn giáo; nhìn nhận tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức xã hội mà còn là một tổ chức xã hội làm cơ sở để phát huy nội lực của tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên thì ít được đề cập.

Những kết quả nghiên cứu trên là tài liệu rất quý để tham khảo trong quá trình thực hiện luận án. Chúng tôi trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu trên để thực hiện mục tiêu của luận án.

Những vấn đề liên quan đến luận án mà các nghiên cứu chưa tiếp cận

- Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thiên về góc độ lịch sử truyền giáo, hình thành tổ chức Giáo hội, quan điểm về mối quan hệ giữa thần học Công giáo với các vấn đề xã hội, mối quan hệ dân tộc - tôn giáo và đồng thuận xã hội. Phạm vi nghiên cứu này khá rộng so với chủ đề của luận án, trong khi Công giáo có đặc thù riêng trong phát triển bền vững nhưng do cách tiếp cận và giới hạn phạm vi nghiên cứu nên các công trình này chưa nghiên cứu sâu vai trò của Công giáo trong phát triển bền vững.

- Một số nghiên cứu đã tiếp cận về tôn giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Tây Nguyên, hoặc tác động của các tôn giáo trên từng lĩnh vực cụ thể, nhưng chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về ảnh hưởng của Công giáo trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh - quốc phòng trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Các nghiên cứu chưa khai thác những chuyển biến trong hoạt động của Công giáo để thích ứng với chuyển biến của xã hội và các yếu tố của phát triển bền vững có tính chất hệ thống liên quan đến chủ đề luận án; chưa chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Công giáo ở Tây Nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững. Đây chính là những vấn đề mà luận án sẽ tập trung làm rõ.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 27 - 29)