Những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 69)

triển bền vững ở Tây Nguyên

Là bộ phận của Công giáo Việt Nam và Tòa thánh Vatican, nên có nhiều yếu tố trong và ngoài nước tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Do giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ nêu ra những yếu tố tác động trực tiếp nhất đến Công giáo ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững.

Là bộ phận của Công giáo Việt Nam và Tòa thánh Vatican, nên có nhiều yếu tố trong và ngoài nước tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Do giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ nêu ra những yếu tố tác động trực tiếp nhất đến Công giáo ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững.

-Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở Tây Nguyên tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững

Về điều kiện tự nhiên: Ở vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương có biên giới giáp với Lào, Campuchia, có hệ thống đường giao thông nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; có 3 sân bay lớn nên Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại và môi trường sinh thái của cả nước.

Tây Nguyên có lợi thế về đất, đa dạng tài nguyên rừng và có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Là khu vực có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú của cả nước, có tiềm năng du lịch với những sản vật đặc trưng gắn với văn hóa tộc người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, biến đổi khí hậu làm cho tình trạng hạn hán, lũ lụt thường xẩy ra, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Tây Nguyên có địa bàn rộng, đa dạng tộc người, đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa địa hình phức tạp đi lại khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức của đồng bào còn thấp, chịu ảnh hưởng nhiều tập tục, mọi việc đều đưa thần linh ra để giải quyết, tất cả điều đó là yếu tố cản trở người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.

Kinh tế: sản xuất chính của đồng bào là làm nương rẫy và khai thác đất theo quy trình luân canh, luân cư, sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên (rừng) và phụ thuộc vào thời tiết. Các nghề truyền thống chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ. Với cuộc sống tự cung tự cấp hàng bao đời đã hình thành tập quán

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w