Công giáo góp phần tác động tới nhận thức bảo vệ môi trường của tín đồ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 100 - 102)

Người Tây Nguyên luôn quan niệm mọi hành vi của cá nhân hay cộng đồng đều có sự giám sát của thần linh. Mọi việc điều có kiêng cữ, theo tập tục ngàn xưa, thế hệ sau tuân theo không một chút nghi ngờ. Khi tín đồ theo Công giáo bắt buộc phải từ bỏ các nghi lễ truyền thống, từ bỏ các vị thần mà từ khi sinh ra họ đã được chỉ dạy phải biết sợ và kính trọng để thực hiện các nghi lễ mới và thờ các vị thần mới là điều không dễ trong tâm lý của người dân. Sự lựa chọn này đối với tín đồ là khó khăn, họ bị cảm giác mắc tội với truyền thống, thậm chí có thể bị người thân, cộng đồng xa lánh. Tâm lý mặc cảm dẫn đến tự ty trong giao tiếp, giao lưu. Một số nơi tín đồ trong cộng đồng Công giáo sống biệt lập với cộng đồng các dân tộc khác, hoặc tôn giáo khác. Điều đó sẽ hạn chế việc đoàn kết các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn, là điểm yếu để các thế lực cực đoan, thù địch lợi dụng vào mục đích ly khai, tự trị.

3.1.4. Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững về môitrường ở Tây Nguyên hiện nay trường ở Tây Nguyên hiện nay

3.1.4.1. Công giáo góp phần tác động tới nhận thức bảo vệ môi trườngcủa tín đồ của tín đồ

Sau hàng chục năm, rừng ở Tây Nguyên bị tàn phá nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống và đời sống của người dân. Tuy nhiên, ý thức bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác sản vật từ rừng của người dân, trong đó có tín đồ

Công giáo rất thấp đã cản trở sự phát triển bền vững về môi trường. Đó là lý do mà ngày 20/6/2016, trong buổi làm việc tại Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên. Theo đó, nhiệm vụ khôi phục rừng tự nhiên ở Tây Nguyên phải là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững về môi trường.

Đối với Công giáo, nhận thức và hành động bảo vệ môi trường từ lâu đã trở thành chủ trương của Tòa thánh Vatican và Hội đồng Giám mục Việt Nam được thể hiện thông qua Tông thư về Bảo vệ môi trường. Chức sắc, tu sĩ là những người lĩnh hội "ý chỉ" từ chủ trương của Giáo hội, phải có trách nhiệm truyền đến tín đồ qua các bài giảng, các hội thảo và được tổ chức bằng những hành động cụ thể. Theo kết quả khảo sát của luận án, có 86,36% tín đồ cho biết họ được nghe các chức sắc giảng, khuyên bảo về bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng [Bảng 3.1]. Thông qua sinh hoạt tôn giáo, tín đồ đón nhận thông tin từ việc giảng giải Lời Chúa về môi trường có tác dụng tích cực trong việc nâng cao hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường gắn liền với thực hành đức tin.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, năm 2016 các Tòa Giám mục: Kon Tum, Ban Mê Thuột, Đà Lạt cùng với 4 tôn giáo khác đã ký cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 -2020 với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Thông qua các cuộc vận động, các phong trào do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, các giáo phận ở Tây Nguyên đã khuyến khích, tuyên truyền cho tín đồ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng, trồng cây xanh, chôn lấp rác thải đúng nơi quy định, xây dựng môi trường sống xanh, sạch, đẹp… góp phần cùng chính quyền, nhân dân xây dựng nông thôn mới. Theo kết quả khảo sát của luận án có 51,57% cán bộ đánh giá tốt việc tín đồ Công giáo tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng [Bảng 3.4]. Bảo vệ môi trường đã được các giáo phận đưa vào chương trình hoạt động tôn giáo hằng năm, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện phát triển bền vững về môi trường ở Tây Nguyên.

Như vậy, bên cạnh sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và sự chung tay của các tổ chức, các tôn

giáo khác và người dân trên địa bàn Tây Nguyên thì Công giáo đã hưởng ứng và triển khai thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh kênh tuyên truyền từ chính quyền các cấp thì việc tín đồ đón nhận thêm thông tin về môi trường trong sinh hoạt tôn giáo đã làm tăng thêm ý thức trong việc tự giác bảo vệ môi trường. Khi Công giáo tác động vào nhận thức bảo vệ môi trường như một nguyên tắc luân lý thì tín đồ cũng phải đắn đo khi có ý định phá hoại môi trường; vì các nguyên tắc luân lý được giảng, được nghe sẽ tạo ra một rào cản ngăn ngừa hành vi xâm hại môi trường từ gốc [57].

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 100 - 102)