Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Công giáo ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 127 - 130)

với hoạt động của Công giáo ở Tây Nguyên

Một là, nắm vững quan điểm của Đảng về vấn đề tôn giáo, dân tộc trong giải quyết mối quan hệ dân tộc và tôn giáo

Tây Nguyên là nơi hội tụ của đa dạng tộc người nên dù ít hay nhiều thì trong cơ cấu tộc người hiện nay đều có sự hiện diện của tôn giáo, trong đó có

Công giáo. Trong xu hướng phát triển, yếu tố Công giáo trong tộc người sẽ được phổ cập và diễn ra ở phạm vi rộng. Mối quan hệ giữa những người đồng tộc hoặc khác tộc nhưng có chung tôn giáo ngày càng hình thành rõ nét. Tính cố kết của những cộng đồng này không chỉ diễn ra trong số tín đồ của một dân tộc cư trú trên cùng một địa bàn như trước đây, mà còn giữa các dân tộc tại chỗ, giữa người mới di cư đến với người đã định cư lâu đời, giữa những người ở Tây Nguyên với một số vùng trong nước và các quốc gia khác có đồng tộc và đồng đạo sinh sống.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo trong thời kỳ đổi mới được khẳng định từ Nghị quyết số 24 năm 1990 đến Nghị quyết số 25 năm 2003 đến Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển 2011) đã nêu rõ: tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc [1].

Đây là những quan điểm chỉ đạo mang tính xuyên suốt của Đảng về tôn giáo, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức: công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng [1], chú trọng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đối với công tác tôn giáo. Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động tôn giáo.

Để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần tiếp tục quán triệt quan điểm của Đảng về tôn giáo, dân tộc, mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên để họ phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về tôn giáo đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp và vận dụng

linh hoạt chính sách, pháp luật trong xử lý những vấn đề liên quan đến tôn giáo trong vùng dân tộc thiểu số và vùng chiến lược.

Hai là, đảm bảo quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo phải đạt được những mục tiêu của chính sách, pháp luật về tôn giáo, đó là đảm bảo quyền tự do tôn giáo của mọi người; bình đẳng giữa các tôn giáo theo quy định của pháp luật; hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo đối với đời sống xã hội; phát huy được nguồn lực của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tạo địa vị pháp lý như nhau giữa các tổ chức tôn giáo, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo, tránh tạo cớ để các phần tử cực đoan kích động tín đồ, chức sắc chống phá chính quyền, đi ngược lại lợi ích của quốc gia - dân tộc.

Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền và Luật Tín ngưỡng tôn giáo mới có hiệu lực thì việc tổ chức, thực hiện pháp luật là rất cần thiết để thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nâng cao ý thức tự giác, tích cực trong việc thực hiện pháp luật của cán bộ, tín đồ, chức sắc các tôn giáo và người dân. Tránh tình trạng xem nhẹ, buông lỏng vai trò, trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm quản lý của ngành. Đây là những yếu tố cơ bản để phát huy hiệu quả, hiệu lực trong công tác tôn giáo và củng cố niềm tin của tín đồ, chức sắc vào chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Các cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình trong thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo theo chức năng nhiệm vụ của ngành. Tăng cường công tác phối hợp, tạo sự đồng bộ, toàn diện trong việc đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật. Hạn chế lợi dụng sự buông lỏng quản lý của nhà nước, niềm tin của tín đồ để gây mất an toàn xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch.

Có thể nói, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước là những yếu tố cơ bản, là cơ sở lý luận để các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên hoạch định và thực thi trong quản lý

hoạt động của Công giáo. Đồng thời tạo cơ cơ sở để Công giáo hoạt động theo pháp luật, góp phần ổn định tình hình tôn giáo và khơi dậy tinh thần trách nhiệm của người Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w