THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 81)

TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY

Thành quả trong chuyển biến đời sống của người dân ở Tây Nguyên, trong đó có tín đồ Công giáo xuất phát từ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh - quốc phòng của Đảng, Nhà nước Việt Nam và sự quản lý của chính quyền cơ sở. Tuy nhiên, là một tổ chức tôn giáo có mặt ở Tây Nguyên từ thế kỷ XIX, nên Công giáo luôn là nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

3.1.1. Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững về kinh tế ởTây Nguyên hiện nay Tây Nguyên hiện nay

3.1.1.1. Tín đồ Công giáo là nguồn nhân lực trong phát triển bền vững vềkinh tế kinh tế

Hiện thực hóa quan điểm của Đảng coi tôn giáo là một trong những nguồn lực cần phát huy trong quá trình xây dựng đất nước [23], tín đồ Công giáo ở Tây Nguyên cũng là nguồn nhân lực quan trọng đã và đang đóng góp vào phát triển kinh tế khu vực. Trong số hơn 2,04 triệu tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên thì Công giáo có hơn một triệu, chiếm khoảng 50%, Tin lành khoảng 550 nghìn, còn lại là Phật giáo và các tôn giáo khác. Trong lịch sử hình thành và phát triển ở Tây Nguyên, đến nay chưa có tôn giáo nào có số lượng tín đồ vượt qua Công giáo. Trong khi khu vực Tây Bắc mặc dù địa bàn rộng hơn, nhiều tòa giám mục hơn, nhưng chưa thể có được nguồn nhân lực như thế này để tạo ảnh hưởng phát triển trong bền vững trong vùng. Điều này phản ánh mức độ ảnh hưởng của Công giáo trong việc phát triển kinh tế ở địa phương. Họ chính là những người đã ứng dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ cao + mô hình sản xuất kết hợp với chế biến tiêu thụ + mô hình kinh tế trang trại để có sản phẩm sạch, giá trị cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho thu nhập cao. Tại Lâm Đồng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 81)