Mâu thuẫn giữa nhu cầu phải phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo trong phát triển bền vững với những hạn chế, yếu kém của hệ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 114 - 117)

Công giáo trong phát triển bền vững với những hạn chế, yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên hiện nay

Hệ thống chính trị cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị của Việt Nam hiện nay, nhưng là cấp rất quan trọng, vì mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có được đưa vào cuộc sống hay không, có hiệu quả

hay không phụ thuộc rất nhiều ở cấp cơ sở. Hệ thống chính trị cấp cơ sở lại là cấp gần dân nhất, phục vụ nhân dân một cách trực tiếp nhất, song cũng trực tiếp chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Tại Tây Nguyên, hệ thống chính trị ở cơ sở những năm qua được củng cố, kiện toàn theo hướng tăng về số lượng và chất lượng: tính đến tháng 9 năm 2014 toàn vùng có 15.558 người, trong đó dân tộc thiểu số là 3.978 [Bảng 3.12]; năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở người dân tộc thiểu số cũng được cải thiện đáng kể, nhiều người được bổ nhiệm giữ những vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cơ sở nơi đây vẫn bộc lộ những hạn chế, yếu kém: trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của phần lớn cán bộ cơ sở còn thấp, không đồng đều. Cán bộ có trình độ tiểu học và trung học cơ sở vẫn còn khá nhiều cao: tiểu học 364 người, trung học cơ sở 2.454, trong khi đại học có 3.405 người [Bảng 3.12]. Một số nơi chính quyền cơ sở chưa làm tốt chức năng quản lý, trong đó có quản lý các hoạt động tôn giáo. Các tổ chức đoàn thể nhiều nơi hoạt động chưa hiệu quả, kém hiệu lực, nặng hình thức, hành chính. Một số nơi, cán bộ cơ sở không biết tiếng dân tộc, chưa hiểu rõ thực tế phong tục, tập quán của đồng bào nên chưa phát huy được tính tự quản của thiết chế buôn, làng cũng như vai trò của già làng, người có uy tín để có thể phát huy vai trò của họ trong việc ổn định trật tự xã hội.

Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo thiếu và chưa ổn định, chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Bộ máy trực tiếp làm công tác tôn giáo chỉ được kiện toàn đến cấp tỉnh với số lượng biên chế thấp, cấp huyện có 01 đồng chí chuyên trách, cấp xã không có cán bộ chuyên trách mà kiêm nhiệm [Bảng 3.11], trong khi mọi hoạt động tôn giáo của Công giáo chủ yếu diễn ra ở cấp xã. Chưa có chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo nên ít người có "tư tưởng sự nghiệp". Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chưa được chú trọng nên trình độ hạn chế, chưa am hiểu về Công giáo nên khi giải quyết còn ngại va chạm, né tránh và chưa có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả với chức sắc, trong khi chức sắc được đào tạo bài bản và kỹ năng hoạt động tôn giáo rất chuyên nghiệp.

Sự thiếu và yếu trong số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở đã dẫn đến việc triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước chưa hiệu quả; đồng thời việc khai thác yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên vì thế cũng bị hạn chế, thậm chí, trong không ít trường hợp dẫn đến những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và trong nội bộ tín đồ Công giáo, do vậy dễ đẩy chức sắc, tu sĩ và tín đồ Công giáo đến chỗ bất đồng, mất niềm tin vào chính quyền cơ sở, vào sự lãnh đạo của Đảng, hạn chế hiệu quả chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Nhiều nơi trên địa bàn Tây Nguyên, chính quyền và cán bộ cơ sở chưa có sự đối thoại và khai thác tốt vai trò của chức sắc trong việc tạo đồng thuận trong thực thi chính sách ở Tây Nguyên. Theo kết quả khảo sát của luận án về nguyên nhân gây cản trở việc người Công giáo trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương thì

Bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo yếu, thiếu và không ổn định được cán bộ địa phương xếp thứ 3 trong 9 nguyên nhân điều tra [Bảng 3.10]. Một số cán bộ, chưa quan tâm đến công tác nắm nguyện vọng của chức sắc, tu sĩ, tín đồ Công giáo nên trong giải quyết các vụ việc còn chủ quan duy ý chí làm theo thói quen, dẫn đến hiệu quả thấp. Một bộ phận cán bộ, đảng viên là tín đồ Công giáo lập trường tư tưởng thiếu kiên định, khi xử lý các vụ việc liên quan đến Công giáo thường không cương quyết hoặc né tránh.

Trong không ít trường hợp, nhận thức chưa khách quan từ cả phía cán bộ và chức sắc, tu sĩ nên chưa có sự phối hợp tốt giữa chính quyền và Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, cụ thể: chưa có sự phối hợp tốt trong tổ chức và thực hiện công tác an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số; đào tạo nghề cho con em dân tộc; phát triển kinh tế; bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh - quốc phòng, nên chưa phát huy hết vai trò của các chủ thể Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

Những hạn chế bất cập trên tạo ra khoảng trống trong công tác tôn giáo, do vậy cần nghiên cứu xây dựng giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác của hệ thống chính trị cơ sở không chỉ để quản lý tốt hoạt động của Công giáo

trên địa bàn, mà còn phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 114 - 117)