Công giáo sẽ mở rộng phạm vi truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số hiện có ít hoặc chưa có tín đồ theo đạo

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 124 - 126)

số hiện có ít hoặc chưa có tín đồ theo đạo

Khi những vùng đồng bằng, thành thị đã được các tôn giáo bình ổn, thì vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng ven nơi mà đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn sẽ là mảnh đất mà nhiều tôn giáo đang hướng tới. Tây Nguyên cách đây gần hai thế kỷ là mảnh đất mà Công giáo truyền đến chỉ phải đối mặt với tín ngưỡng bản địa. Nhưng Tây Nguyên hiện nay là khu vực của đa dạng tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó Tin lành là tôn giáo có sức truyền giáo mạnh mẽ năng động, thì Công giáo đang đứng trước thử thách về môi trường truyền giáo và phát huy ảnh hưởng vốn có.

Mục tiêu Công giáo hóa những người dân đang theo tín ngưỡng truyền thống và thu hút tín đồ các tôn giáo khác cải đạo và phát huy ảnh hưởng của Công giáo trong cộng đồng ở Tây Nguyên sẽ được Giáo hội chú trọng hơn. Phương thức truyền giáo đã và đang thay đổi, không phải là "bứng" người dân để lập làng mới như trước mà sẽ biến đổi đức tin Công giáo trong chính cộng đồng buôn làng. Bên ngoài là mô hình buôn, làng, nhưng bên trong là niềm tin Công giáo. Tham gia chính vào phương thức này là tín đồ, Giáo phu, linh mục, tu sĩ người dân tộc thiểu số; các chức sắc người Kinh đóng vai trò hậu thuẫn. Đấy là lý do mà trong nhiều năm nay các giáo phận đẩy mạnh đào tạo linh mục, phát triển đội ngũ Giáo phu và các giáo lý viên người dân tộc thiểu số.

Chủ trương của các giáo phận là mỗi giáo xứ phải kết nghĩa được với 01 buôn, làng người dân tộc thiểu số vừa làm nhiệm vụ giúp đỡ, vừa làm nhiệm vụ truyền giáo. Giám mục Hoàng Đức Oanh đã có văn thư gửi toàn thể giáo phận Kon Tum đưa ra các giải pháp, cách thức thực hiện phát triển tín đồ như sau: mỗi gia đình Công giáo tìm cách làm quen với một gia đình lương dân; mỗi học sinh, sinh viên hay thầy cô giáo làm quen và kết nghĩa với một đồng nghiệp lương. Không những truyền giáo ở khu vực Tây Nguyên, mà Công giáo sẽ sử dụng các giáo phận ở Tây Nguyên làm trung tâm để thực hiện chiến lược truyền giáo sang Lào, Campuchia, xóa bỏ ranh giới lãnh thổ tôn giáo. Đây là hai quốc gia mà Phật giáo là quốc đạo, nhưng vùng ven, vùng biên giới vẫn còn khoảng trống tâm linh và Công giáo sẽ tận dụng để thực hiện mục tiêu của mình. Chiến lược này của Công giáo sẽ đặt ra nhiều vấn đề bất cập trong đảm bảo quản lý xã hội và an ninh - quốc phòng, vấn đề dân tộc - tôn giáo - biên giới lãnh thổ sẽ rất phức tạp nếu không quản lý tốt.

Với sự thay đổi phương thức truyền giáo năng động, kết hợp với từ thiện nhân đạo, cùng với sự thông thoáng trong chủ trương chính sách về tôn giáo, Công giáo sẽ từng bước truyền giáo và xác lập được các tổ chức trực thuộc trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Với xu hướng này, Công giáo sẽ góp phần làm chuyển biến đời sống tâm linh của đồng bào theo xu hướng loại bỏ yếu tố mê tín lạc hậu trong vùng đồng bào dân tộc; tác động tích cực đến nhận thức và hành động trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại các buôn làng. Ngược lại,

xu hướng này cũng sẽ mang đến những yếu tố tiêu cực trong vấn đề dân tộc, tôn giáo như: xung đột văn hóa, bản sắc một số dân tộc bị Công giáo hóa, các phần tử cực đoan lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc làm mất an ninh trật tự và an toàn xã hội, tác động xấu đến nhận thức của tín đồ về chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển bền vững ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 124 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w