Công giáo góp phần xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 97 - 100)

Gia đình là tế bào của xã hội, là thiết chế xã hội nhỏ nhất, song có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của xã hội. Vì vậy, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Ở Tây Nguyên việc xây dựng gia đình văn hóa được chính quyền địa phương coi trọng triển khai thực hiện trên cơ sở huy động sự tham gia của cả hệ thống chính

trị, các tổ chức, các thiết chế xã hội khác nhau, trong đó có sự tham gia tích cực của Công giáo.

Giá trị đạo đức Công giáo thể hiện trong tình yêu thương con người phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, nhất là những chuẩn mực đạo đức gia đình. Giáo hội răn dạy người làm con phải hiếu kính cha mẹ, không được giết người, gian tham của cải và vợ chồng người khác, không được nói dối che giấu sự gian trá, hôn nhân một vợ một chồng được Giáo hội đặc biệt đề cao. Đó chính là những chuẩn mực đạo đức mà ở bất cứ xã hội nào cũng cần được trân trọng và phát huy.

Các giám mục giao trách nhiệm cho linh mục đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hành với gia đình, đưa thành chương trình mục vụ trong 3 năm 2016 - 2018 với nội dung: tăng cường việc cầu nguyện chung trong gia đình; tổ chức những buổi tĩnh tâm cho các đôi vợ chồng trẻ; tổ chức lễ riêng nhân dịp kỷ niệm hôn phối để tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho đời sống gia đình; tổ chức những buổi nói chuyện về các đề tài: sinh sản và giáo dục con cái, vấn đề thường gặp sau khi kết hôn, cách giải quyết xung đột trong gia đình; chia sẻ kinh nghiệm của các đôi vợ chồng đi trước… Mục đích của chương trình là nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nuôi dưỡng giá trị truyền thống gia đình trong mỗi tín đồ, để mỗi gia đình là một tế bào mạnh khỏe của Giáo hội và xã hội. Các giáo phận tổ chức chương trình tư vấn cho những bạn trẻ sắp kết hôn để định hướng tâm lý và hạn chế sự li hôn trước những tác động tiêu cực từ xã hội.

Thông qua sinh hoạt tôn giáo, chức sắc, tu sĩ khuyên bảo tín đồ về giá trị gia đình và trách nhiệm của các thành viên, được tín đồ thực hiện một cách nghiêm túc. Theo kết quả khảo sát của luận án đánh giá về sự giúp đỡ của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ trên 9 nội dung, thì nội dung hòa giải những bất đồng trong gia đình, thôn xóm nhận được 62,03% chức sắc, tu sĩ ưu tiên xếp thứ nhất. Vợ chồng chung thủy tạo nền tảng vững chắc cho gia đình, con cái ít bị chịu cảnh phân ly, nhận được trách nhiệm và tình yêu thương, chăm sóc của cả bố và mẹ. Tín đồ thực hiện tốt các điều răn chính là góp phần xây dựng gia đình, xã hội lành mạnh, bền vững, là tấm khiên để ngăn chặn sự suy thoái đạo đức, mai một văn hóa truyền thống gia đình trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Công giáo còn có những ảnh hưởng tiêu cực đối với phát triển văn hóa ở Tây Nguyên như:

Một là, do quan niệm khác về kế hoạch hóa gia đình nên Công giáo chưa đồng thuận với chủ trương dân số, kế hoạch hóa gia đình của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Đối với vấn đề sinh sản, từ Thông điệp Casti Connubii của Giáo hoàng Pius XI đến Công đồng Vatican II, Giáo hội tiếp tục khẳng định và đề cao phẩm giá hôn nhân gia đình do Chúa sáng tạo "Việc sinh sản được đôi vợ chồng tự do bàn tính với nhau mà quyết định, việc điều hòa sinh sản không quyền bính xã hội nào, kể cả quốc tế, có quyền ép buộc vợ chồng phải theo những biện pháp vô luân để sinh đẻ có kế hoạch" [trích theo 144, tr.234].

Chủ trương không thực hiện kế hoạch hóa gia đình của Công giáo được các linh mục ở Tây Nguyên cụ thể hóa vào các bài giảng cho tín đồ. Công giáo cho rằng ai vi phạm sẽ bị vạ tuyệt thông, bị cấm lĩnh nhận các bí tích. Chính vì vậy, nhiều gia đình Công giáo thường đông con, sức khỏe bị ảnh hưởng và chất lượng cuộc sống không đảm bảo. Với những cặp vợ, chồng hiếm muộn thì chủ trương của Giáo hội đã cản trở việc họ có con, được làm cha mẹ nhờ vào các biện pháp hỗ trợ của khoa học hiện đại.

Với những quan điểm này, việc triển khai thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, gia đình ít con để có điều kiện nuôi dạy con tốt và góp phần thúc đẩy xã hội phát triển của Đảng và Nhà nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong vùng đồng bào theo Công giáo ở khu vực Tây Nguyên.

Hai là, góp phần thúc đẩy quá trình làm biến đổi thậm chí mai một các lễ hội của người dân Tây Nguyên trong các vùng Công giáo

Sự hiện diện của Công giáo ở Tây Nguyên đã làm cho tín đồ bỏ các lễ hội truyền thống như: cồng chiêng, lễ hội cúng lúa, lễ mỏ mả, bỏ thờ cúng tổ tiên, tập tục truyền thống vốn dĩ là di sản của các dân tộc địa phương thay vào đó là các lễ nghi Công giáo. Trong những năm gần đây, các giáo phận Công giáo đã cố gắng phục dựng lại, nhưng trong buôn, làng Công giáo lễ hội truyền thống không còn thuần khiết mà đã có sự "pha chế" giữa cái cũ và mới, có nơi thay thế hoàn toàn bằng các lễ nghi Công giáo. Việc "phá thần, tạo thần mới" cũng đã làm mai một bản sắc văn hóa các dân tộc, thế hệ sau ít quan tâm đến bản sắc văn

hóa dân tộc, không muốn tham dự các lễ hội văn hóa địa phương. Theo kết quả điều tra của luận án có 46,97% tín đồ được hỏi cho biết họ không thường xuyên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao do chính quyền tổ chức [Bảng 3.7].

Ở nhiều nơi, nhà nguyện, nhà thờ đã thay thế giá trị của Nhà Rông, Nhà Dài của đồng bào dân tộc thiểu số. Trước đây Nhà Rông, Nhà Dài là trung tâm hội họp và thể hiện văn hóa truyền thống của người Tây Nguyên, là sợi dây tinh thần nối kết các thành viên trong làng thành một cộng đồng bền vững. Giờ đây, giá trị đó được thay thế bằng văn hóa Công giáo, thiết chế nhà thờ, những vật dụng biểu trưng cho đời sống người dân, được thay thế bằng thánh giá, ảnh tượng mặc dù hình thức bên ngoài vẫn là Nhà Rông, Nhà Dài.

Việc thay thế tín ngưỡng đa thần bằng thờ nhất thần trong vùng Công giáo cũng đã gây ra mâu thuẫn tư tưởng của tín đồ người dân tộc trong cộng đồng. Người Tây Nguyên luôn quan niệm mọi hành vi của cá nhân hay cộng đồng đều có sự giám sát của thần linh. Mọi việc điều có kiêng cữ, theo tập tục ngàn xưa, thế hệ sau tuân theo không một chút nghi ngờ. Khi tín đồ theo Công giáo bắt buộc phải từ bỏ các nghi lễ truyền thống, từ bỏ các vị thần mà từ khi sinh ra họ đã được chỉ dạy phải biết sợ và kính trọng để thực hiện các nghi lễ mới và thờ các vị thần mới là điều không dễ trong tâm lý của người dân. Sự lựa chọn này đối với tín đồ là khó khăn, họ bị cảm giác mắc tội với truyền thống, thậm chí có thể bị người thân, cộng đồng xa lánh. Tâm lý mặc cảm dẫn đến tự ty trong giao tiếp, giao lưu. Một số nơi tín đồ trong cộng đồng Công giáo sống biệt lập với cộng đồng các dân tộc khác, hoặc tôn giáo khác. Điều đó sẽ hạn chế việc đoàn kết các tôn giáo, dân tộc trên địa bàn, là điểm yếu để các thế lực cực đoan, thù địch lợi dụng vào mục đích ly khai, tự trị.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w