Đặc điểm Công giáo ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 62 - 63)

Tây Nguyên: một thời gọi là Cao Nguyên Trung phần Việt Nam, là khu vực với địa hình cao nguyên bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Công giáo ở Tây Nguyên là một bộ phận hợp thành của Công giáo ở Việt Nam, gồm 3 giáo phận nằm trong 5 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và 01 phần tỉnh Bình Phước: giáo phận Kon Tum, giáo phận Ban Mê Thuột và giáo phận Đà Lạt. Về mặt tổ chức, 3 giáo phận ở Tây Nguyên là 3 cấp hành chính trực thuộc Vatican.

Công giáo truyền lên Tây Nguyên năm 1848, trong vùng dân tộc Ba Na, và Gia Rai ở Kon Tum. Năm 1932, Giáo hoàng Piô XI thành lập giáo phận Kon Tum, giáo phận hiện có phạm vi ở 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai với: 318,899 tín đồ, trong đó tín đồ người dân tộc thiểu số 200,000 người, 03 giám mục, 77 linh mục triều, 64 linh mục dòng, 87 chủng sinh, 621 tu sĩ, 3.154 giáo lý viên, 116 giáo xứ [81, tr.767], 2.052 Giáo Phu. Công giáo truyền lên Đà Lạt năm 1919, năm 1927 truyền giáo vào vùng dân tộc Cờ Ho, Di Linh. Năm 1960, Toà thánh thành lập giáo phận Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng với: 372,853 tín đồ, trong đó có 130,632 tín đồ người dân tộc thiểu số chiếm hơn 35% chủ yếu là người Cờ Ho và Chu Ru; 02 giám mục, 179 linh mục triều, 123 linh mục dòng, 53 chủng sinh, 1,241 tu sĩ, 2,862 giáo lý viên, 78 giáo xứ [81, tr.919], 7 dòng tu nam, 32 dòng tu nữ. Công giáo truyền lên Ban Mê Thuột năm 1947 vùng đồng bào M'nông. Năm 1967 Giáo hội thành lập giáo phận Ban Mê Thuột, giáo phận hiện có phạm vi ở 3 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông và một phần tỉnh Bình Phước với: 434,722 tín đồ, 01 giám mục, 140 linh mục triều, 29 linh mục dòng, 99 chủng sinh, 649 tu sĩ, 3.972 giáo lý viên, 139 giáo xứ [81, tr.710]. Trong 3 tỉnh, Toà Giám mục đặt ở Đắk Lắk.

Đứng đầu 3 giáo phận, là 3 Giám mục chính tòa do Giáo hoàng tấn phong và bổ nhiệm, có tất cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp về mặt tôn giáo trong giáo phận quản lý. Công giáo ở Tây Nguyên vừa có những đặc điểm chung của Công giáo ở Việt Nam, nhưng còn có đặc điểm riêng của khu vực như:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 62 - 63)