Quan niệm và tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 47 - 62)

các lĩnh vực trong chỉnh thể. Mỗi lĩnh vực có mối liên hệ với nhau và là một thành tố cấu thành nên chỉnh thể đó phải được phát triển một cách cân bằng, ổn định và hài hòa.

2.1.2.3. Quan niệm và tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trongphát triển bền vững phát triển bền vững

* Quan niệm về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững

Theo từ điển tiếng Việt: Ảnh hưởng là tác động (từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi, hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó. Ảnh hưởng có thể là cả tốt và xấu [128].

Từ định nghĩa trên có thể hiểu: Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững là những quan điểm và hoạt động của Giáo hội tác động đến tín đồ làm thay đổi nhận thức, hành vi của họ khi tham gia vào các hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

Với cách tiếp cận như trên khi nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững cần xem xét những ảnh hưởng, tác động của nó trên cả hai phương diện: tích cực và tiêu cực.

-Mặt tích cực: giá trị đạo đức, văn hóa Công giáo được thể hiện trong giáo lý và những điều răn chính là những chuẩn mực đạo đức mà Giáo hội luôn khuyên dạy tín đồ thực hiện trong đời sống. Giáo lý Công giáo đề cao tinh thần bác ái, sự hy sinh của Chúa Giêsu là tấm gương luôn thôi thúc tín đồ noi theo và nâng cao trách nhiệm trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội. Hoạt động tôn giáo gắn liền với việc đề cao giá trị đạo đức xã hội, bảo vệ môi trường và quan tâm đến những người nghèo, người yếu thế trong xã hội.

Những ảnh hưởng tích cực của Công giáo không chỉ thể hiện ở một thời điểm hay một khu vực nào, mà gắn liền với lịch sử thế giới. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, Ph.Ănghen cho rằng: tôn giáo là "hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội" và nó "có thể thích ứng được với tất cả mọi tình hình" [106, tr.438]. Điều đó cho thấy, tôn giáo có thể tiếp tục tồn tại lâu dài và ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trên cơ sở đó khi đánh giá về ảnh hưởng tích cực của Công giáo, Ph.Ănghen cho rằng đó là tôn giáo mà người dân La Mã ưu thích vì nó đã đáp ứng được đời sống tâm linh của họ. Lịch sử đã chứng minh rằng khi ra đời ở phía Đông đế quốc La Mã cổ đại, Công giáo đã là chỗ dựa tinh thần cho người dân, ban đầu là người nghèo, người bị áp bức bóc lột và dần trở thành một tôn giáo có vị thế trong xã hội La Mã: một tôn giáo "được quần chúng nhân dân của đế quốc La Mã ưa thích hơn tất cả các tôn giáo khác" [106, tr.436].

Suốt 5 thế kỷ từ khi truyền vào Việt Nam, Công giáo đã ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận người dân nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Niềm tin tôn giáo đã trở thành nhu cầu của một bộ phận người dân, giúp họ vượt qua những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Giá trị đạo đức Công giáo còn giúp tín đồ sống trách nhiệm và lành mạnh hơn.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao ảnh hưởng của đạo đức Công giáo đó là lòng bác ái, đức hy sinh của Chúa Giêsu và thừa nhận "cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay một vị thánh nhân là Đức Jêsu đã ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt mà toả ra đã khắp, thấm vào lại sâu" [112, tr.121]. Để phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo đối với sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra phương châm sống của người Công giáo phù hợp với tinh thần của Kitô giáo và tình hình Việt Nam đó là Kính Chúa - Yêu Người. Theo Người lòng yêu nước và đức tin tôn giáo không mâu thuẫn nhau, trái lại gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần: "Thượng đế và Tổ quốc muôn năm". Hồ Chí Minh coi việc "Phụng sự Đức Chúa. Phụng sự Tổ

quốc" là "nhiệm vụ thiêng liêng" [113, tr.701] của người Công giáo. Mười điều răn của Chúa quy lại thành hai điều Kính Chúa - Yêu Người, được Hồ Chí Minh cụ thể hóa tinh thần "yêu người" thành "yêu nước" một cách thiết thực gắn liền với đời sống thực tiễn của cách mạng lúc bấy giờ, động viên được đông đảo tín đồ tham gia kháng chiến.

- Về mặt tiêu cực: bên cạnh những giá trị đạo đức văn hóa hướng thiện, thần học Công giáo quy tụ mọi sự trong thế giới đều do Thiên Chúa "sắp đặt - tiền định một cách hợp lý", nên mọi sự giải thích khác đều khó có thể chấp nhận. Trong lịch sử thời kỳ đầu hình thành và phát triển, Công giáo đã dùng thần quyền khiến đế chế La Mã phải phục tùng, một đế chế mà đã từng truy sát, bắt bớ những thủ lĩnh ban đầu của Công giáo. Đồng thời dùng thần học Công giáo chế ngự về mặt văn hóa, tư tưởng của con người trong suốt nhiều thế kỷ: Cái tôn giáo mà nó bắt đế chế La Mã thế giới phải phục tùng và đã thống trị một phần hết sức to lớn loài người văn minh trong suốt 1.800 năm thì người ta không thể nào thanh toán được nếu chỉ tuyên bố một cách giản đơn nó là vô nghĩa do những kẻ lừa dối tạo ra [106, tr.436]. Không chỉ ở đế quốc La Mã, ở châu Âu và

ở những nơi tôn giáo này truyền đến đều có "va chạm" rất mạnh mẽ cả trên phương diện chính trị và văn hóa.

Là tôn giáo độc thần, thời kỳ đầu truyền vào Việt Nam, Công giáo đã phủ nhận tín ngưỡng, tôn giáo đa thần của người dân Việt Nam, nhất là trong vấn đề thờ cúng tổ tiên, tạo nên sự xung đột về mặt văn hóa, tư tưởng. Trong quá trình truyền giáo, do bị lợi dụng nên có sự gắn bó giữa Công giáo với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, vì vậy một bộ phận người Công giáo đã không đồng hành với dân tộc trong hai cuộc kháng chiến. Hệ lụy đó không chỉ làm cho Công giáo xa dân tộc, mà còn để lại hố sâu ngăn cách trong nhận thức giữa người Công giáo và người không Công giáo trong nhiều thập kỷ và hiện nay vẫn còn ảnh hưởng ở những góc độ nhất định.

Việc Giáo hội giải thích các vấn đề xã hội theo thần học Công giáo đã có những quan điểm chưa đồng nhất giữa Giáo hội và Nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc kêu gọi tín đồ thực hiện chủ trương chính sách của

Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể là: Công giáo chủ trương sinh sản không giới hạn, cấm ly hôn, cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Những quy định này của Công giáo hiện nay không còn phù hợp trong xã hội hiện tại và nó đã ảnh hưởng đến quyền của một bộ phận tín đồ trong việc lựa chọn đời sống riêng. Vai trò phản biện xã hội của Công giáo vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng có lúc, có nơi nó lại bị lợi dụng vào các hoạt động xấu, ảnh hưởng đến đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo Công giáo và đồng bào không theo Công giáo.

Như vậy, phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo trong phát triển bền vững là khai thác, phát huy tính tương đồng trong quan điểm về các vấn đề xã hội giữa nhà nước và Giáo hội. Phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa Công giáo góp phần xây dựng xã hội văn minh và nguồn lực của Công giáo để phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó cần nhận diện và có biện pháp hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của Công giáo đến mọi mặt của đời sống và cản trở sự phát triển bền vững.

Từ nghiên cứu khái quát chung về ảnh hưởng và ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững, luận án quan niệm: Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên là những quan điểm và hoạt động của Giáo hội được các giáo phận ở Tây Nguyên triển khai có tác động đến tín đồ làm thay đổi nhận thức, hành vi của họ khi tham gia vào các hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội ở khu vực Tây Nguyên.

* Tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững:

Trên cơ sở quan niệm về phát triển bền vững mà thế giới và Việt Nam đã chỉ rõ, để đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững, luận án căn cứ vào các tiêu chí sau:

Một là, ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững về kinh tế Đánh giá về ảnh hưởng của Công giáo đối với phát triển bền vững về kinh

tế khó có thể lượng giá việc Công giáo đảm bảo được mục tiêu và những nội dung cần thực hiện trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam; khó có thể tìm một khối lượng vật chất mà Công giáo tạo ra. Do đó, luận án đánh giá

ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững về kinh tế được biểu hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:

-Niềm tin tôn giáo là giá trị tinh thần của tín đồ trong phát triển bền vững về kinh tế

Trong phát triển bền vững về kinh tế, Việt Nam đã bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực. Trong thành quả chung của phát triển bền vững về kinh tế, có sự đóng góp của chức sắc, tu sĩ và tín đồ Công giáo.

Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX về công tác tôn giáo đã khẳng định: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Theo đó, niềm tin tôn giáo chính là giá trị tinh thần, là nguồn lực của tín đồ được biểu hiện thông qua các hoạt động tôn giáo và hoạt động kinh tế, xã hội.

Quan điểm của Công giáo trong phát triển bền vững về kinh tế cho rằng: phát triển kinh tế là điều cần thiết, con người không thể làm gì mà không có của cải vật chất, là thứ đáp ứng nhu cầu căn bản cho con người tồn tại, nhưng hoạt động kinh tế phải gắn với chuẩn mực đạo đức và hướng đến người nghèo: "Các Kitô đang tham gia tích cực vào công việc phát triển kinh tế, xã hội ngày nay và tranh đấu cho công bình bác ái, cần phải xác định rằng họ có thể đóng góp nhiều hơn cho nền thịnh vượng của nhân loại và cho hòa bình thế giới" [27, tr.335]. Hoạt động kinh tế phải hướng đến phẩm giá của con người và xã hội một cách toàn diện, mỗi cá nhân có thể cho và nhận, sự tiến bộ của người này không cản trở sự phát triển của người khác và cần phải lựa chọn ưu tiên dành cho người nghèo. Giáo hội cũng đề cao việc đưa công nghệ, khoa học phục vụ các nhu cầu căn bản của con người, để dần dần gia tăng di sản chung của nhân loại [74, tr.141]; con người phải lao động vừa thực hiện bổn phận đối với Thiên Chúa, vừa để đáp ứng nhu cầu kinh tế.

Giáo hội khuyên răn tín đồ không tìm kiếm, làm giàu từ những việc làm bất chính vi phạm những chuẩn mực đạo đức. Do vậy, sự đóng góp của Công giáo trong phát triển bền vững về kinh tế chính là những giá trị đạo đức được thể hiện trong thái độ và hành vi của chức sắc, tu sĩ, tín đồ khi tham gia hoạt động kinh tế. Khi tín đồ có niềm tin tôn giáo thì trách nhiệm trong hoạt động kinh tế được thực hiện bằng chính niềm tin, tinh thần hăng say lao động và làm giàu "chính đáng". Ở đó, niềm tin đạo đức, giới răn, chuẩn mực của Công giáo ảnh hưởng tích cực đến chủ thể làm kinh tế, đến mục tiêu, phương thức thực hiện. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế không xa rời đạo đức xã hội, trách nhiệm xã hội chính là đóng góp của Công giáo trong phát triển bền vững. Đây là định hướng trong làm ăn kinh tế luôn được Giáo hội khuyên dạy và cũng phù hợp với tư duy phát triển kinh tế theo hướng bền vững của Việt Nam.

- Tín đồ Công giáo là nguồn nhân lực trong phát triển bền vững về kinh tế

Tiếp nối những quan điểm trong Nghị quyết số 25, Chỉ thị số 18-CT/TW của Bộ Chính trị đã phát triển thêm một nhận thức mới: nhìn nhận tôn giáo là nguồn lực "phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước". Theo đó, tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng chính là nguồn lực, nguồn vốn xã hội cần thiết cho phát triển bền vững đất nước.

Dù chưa phải là nhiều, nhưng Công giáo tham gia vào phát triển kinh tế như một nguồn lực xã hội, được thể hiện trên hai phương diện nguồn nhân lực và nguồn vốn. Hơn 6,5 triệu tín đồ Công giáo ở Việt Nam chính là nguồn nhân lực quan trọng có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế ổn định hàng năm của đất nước có sự đóng góp từ nguồn vốn của tín đồ Công giáo, trong đó có nhiều tín đồ Công giáo là doanh nhân kinh tế. Họ là những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, tạo việc làm cho người dân, cùng tín đồ các tôn giáo khác và cộng đồng xã hội góp phần làm nên sự phát triển đất nước.

Tuy nhiên, vì đề cao đến phẩm giá con người và quy hướng về đối tượng thờ phụng là Thiên Chúa, nên phát triển kinh tế của Giáo hội có những mâu thuẫn với giáo huấn như: trong vấn đề sinh sản (không được sử dụng các biện

pháp tránh thai) dẫn đến gánh nặng dân số trong phát triển kinh tế. Quan niệm con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào nước thiêng đàng của Công giáo đã tạo cho tín đồ tâm lý/nhận thức không đúng về việc làm giàu. Với quy định dành ngày chủ nhật để thờ phượng Thiên Chúa (điều răn thứ nhất) đã ảnh hưởng đến thời gian và thời cơ trong làm ăn kinh tế. Trong cộng đồng Công giáo, việc thực hiện các lễ nghi tôn giáo hàng ngày, việc thực hiện các giới răn và những đóng góp về công sức, về tài chính để duy trì và phát triển các hoạt động tôn giáo của Giáo hội đã làm mất đi khá nhiều thời gian, vật chất của tín đồ, đây cũng là lý do mà ở vùng Công giáo đời sống tín đồ còn khá khó khăn, ảnh hưởng đến phát triển bền vững về kinh tế ở địa phương.

Hai là, ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững về xã hội

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 47 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w