Xây dựng chính sách tôn giáo ở Tây Nguyên phải gắn với chính sách dân tộc và an ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 132 - 134)

sách dân tộc và an ninh - quốc phòng

Mối quan hệ giữa Công giáo và dân tộc rất chặt chẽ không chỉ trên phương diện niềm tin tôn giáo mà còn thể hiện ở đời sống xã hội và an ninh - quốc phòng. Do vậy, khi xây dựng chính sách về tôn giáo cần gắn với chính sách dân tộc và an ninh - quốc phòng để đạt được mục đích ổn định và đoàn kết dân tộc. Cần có những chính sách phù hợp để tạo môi trường hòa bình, đoàn kết, ổn định, tránh mầm mống xung đột văn hóa, tộc người, tôn giáo. Khi người dân thấy những giá trị đích thực của Công giáo và tin theo một cách tự nguyện chính là đang xây dựng mối quan hệ giữa Công giáo và dân tộc trong một cơ thể khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc ngăn chặn và hạn chế tác động xấu từ bên ngoài, ngăn chặn việc theo đạo, truyền đạo vì mục đích phi tôn giáo.

Vấn đề dân tộc, tôn giáo và an ninh - quốc phòng là những vấn đề nhạy cảm luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, nên trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách cần chú ý đến mối quan hệ cũng như sự tác động hữu cơ của các vấn đề này. Quán triệt quan điểm Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện; Nhà nước quản lý thống nhất; Nhân Dân làm chủ; lực lượng vũ trang làm nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên. Xây dựng thế trận lòng dân,

trong đó có các tôn giáo, đấu tranh làm thất bại âm mưu của Fulro, phần tử cực đoan lợi dụng tôn giáo cản trở sự phát triển Tây Nguyên. Thực hiện tốt bình đẳng giữa các tôn giáo, không để nảy sinh thêm những mâu thuẫn giữa người theo và không theo Công giáo, giữa tín đồ người Kinh và tín đồ người dân tộc thiểu số, giữa các tôn giáo, giữa các tổ chức tôn giáo và chính quyền. Đây chính là cơ sở để đảm bảo ổn định xã hội bền vững từ bên trong.

Giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, dân tộc phải trên cơ sở thực hiện đúng chủ trương chính sách, pháp luật. Quá trình giải quyết cần xem xét nhu cầu tôn giáo chính đáng của tổ chức, cá nhân và các yếu tố liên quan như đặc điểm của từng vùng dân tộc thiểu số, địa bàn hoạt động v.v… Khi giải quyết các vụ việc cụ thể phức tạp, cần quát triệt quan điểm "Thực hiện an ninh chủ động trong tôn giáo". Giải quyết từ gốc vấn đề có thể nảy sinh làm mất an ninh trật tự vùng giáo, hạn chế để kéo dài các vụ việc, hoặc nảy sinh điểm nóng. Thu nhỏ các vụ việc phức tạp không để lây lan, không để các tổ chức chống đối trong và ngoài nước có cớ chống Việt Nam. Phải vừa đấu tranh vừa vận động, phân hóa đối tượng cực đoan với tín đồ, không để các đối tượng trên kêu gọi chức sắc, tu sĩ, tín đồ ở các địa bàn khác ủng hộ. Niềm tin tôn giáo luôn mang tính hiệp thông, nếu để các đối tượng cực đoan nắm tín đồ, chức sắc ở các địa bàn khác ủng hộ sẽ tạo sức mạnh quần chúng, khó giải quyết và để lại hậu quả nặng nề. Công tác đấu tranh với các hoạt động lợi dụng tôn giáo phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự điều hành của Nhà nước và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt chú ý phát huy vai trò của hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số và sự đồng thuận ủng hộ của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nơi đây.

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược không chỉ của Việt Nam mà còn của các nước Đông Nam Á, các thế lực xấu không bao giờ từ bỏ chống phá Tây Nguyên vì mục đích chính trị phản động. Do vậy, chính sách, pháp luật về tôn giáo cần kết hợp với chính sách an ninh - quốc phòng, đó là giải quyết đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, từ đó nâng cao trách nhiệm của tín đồ, đồng bào dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mục tiêu giảm thiểu

những nguy cơ bất ổn trên địa bàn Tây Nguyên, củng cố và nâng cao thế trận lòng dân, ổn định từ bên trong là điều kiện cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 132 - 134)