Mối quan hệ giữa Công giáo và dân tộc (tộc người) chặt chẽ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 63 - 65)

- Trong quá trình truyền giáo, Công giáo đã thúc đẩy hình thành buôn, làng người dân tộc thiểu số theo đạo: Thời kỳ đầu, Công giáo truyền vào vùng dân tộc Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cờ Ho gặp rất nhiều khó khăn. Trong các buôn, làng truyền thống theo tín ngưỡng đa thần thì vai trò của Yang (các vị thần) được đặc biệt tôn kính. Khi theo Công giáo, tín đồ phải từ bỏ các vị thần để thờ Chúa, nên bị cộng đồng lên án và nếu trong buôn, làng xẩy ra chuyện không may, dân làng cho là do có người theo Công giáo nên bị các vị thần trừng phạt.

Trước tình hình đó để truyền giáo lâu dài và bảo vệ tín đồ, phát triển đạo, Công giáo đã lập làng mới và đưa tín đồ ra khỏi làng cũ vừa để bảo vệ tín đồ vừa

thành lập trung tâm để truyền giáo, quá trình phát triển các làng mới trở thành các giáo xứ, giáo họ. Hiện nay, dân tộc thiểu số có đông tín đồ nhất là Ba Na, Xê Đăng, Gia Rai, Ê Đê, Cờ Ho, Chu Ru, Lạch và M'nông. Đây là những dân tộc gốc ở Tây Nguyên theo Công giáo từ những buổi đầu đạo truyền đến, cộng với tính quần cư buôn, làng và dòng tộc tạo nên sự bền vững trong đức tin Công giáo và hình thành các giáo xứ Công giáo toàn tòng của người dân tộc. Giáo phận Ban Mê Thuột có 6 giáo xứ, Đà Lạt 5 giáo xứ, Kon Tum 8 giáo xứ người dân tộc thiểu số [81, tr.483]. Trong khi ở khu vực Tây Bắc và Tây Nam Bộ Công giáo chưa thành lập được giáo xứ, giáo họ nào riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số, mà chỉ có người dân tộc thiểu số sinh hoạt chung với người kinh, hoặc linh mục vào thôn bản làm lễ riêng cho một nhóm tín đồ người dân tộc.

- Thành lập Hội Giáo phu người dân tộc thiểu số để trợ giúp Giáo hội trong việc truyền giáo: Công giáo là tôn giáo độc thần nên khi truyền vào vùng đa dạng tín ngưỡng, phong tục của người dân Tây Nguyên đã dẫn đến những "xung đột văn hoá". Bên cạnh đó, sốt rét, bệnh truyền nhiễm, bất đồng ngôn ngữ, địa hình khó khăn khiến việc truyền giáo không thu được nhiều kết quả. Trước tình hình đó, Giáo hội đã thành lập Hội Các Chú Giáo Phu để giúp việc truyền giáo thuận lợi, vì chỉ có có người dân tộc mới hiểu rõ đời sống phong tục tập quán, nguyện vọng,... của đồng bào và cũng chỉ có người dân tộc mới truyền đạt được ý tưởng của chức sắc, tu sĩ Công giáo tới người dân tộc.

Năm 1908, tại Kon Tum, Giáo hội mở trường Cuénot đào tạo Giáo Phu. Năm 1915, Luật Các Chú Giáo Phu được phê duyệt, năm 1916 Hội Các Chú Giáo Phu được thiết lập hoạt động theo tôn chỉ, mục đích của luật. Nhiệm vụ của Giáo Phu là dạy giáo lý cho tín đồ, thực hiện một số nhiệm vụ khi vắng linh mục, lo việc nhà thờ và thường đứng đầu Ban chức việc (Hội đồng mục vụ giáo xứ ngày nay). Giáo Phu chính là đội ngũ truyền đạo lưu động, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tâm lý đồng bào dân tộc thiểu số. Giáo phận Kon Tum hiện có khoảng hơn hai nghìn Giáo phu.

- Tây Nguyên là nơi tập trung đông tín đồ dân tộc thiểu số nhất của Công giáo ở Việt Nam: trước năm 1954 hầu hết tín đồ Công giáo ở Tây Nguyên là người dân tộc thiểu số; từ năm 1975 đến nay tín đồ tăng 4,6 lần, trong đó tín đồ

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 63 - 65)