Thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 10/01/2018 coi Công giáo là nguồn lực góp phần phát triển bền vững ở

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 130 - 132)

ngày 10/01/2018 coi Công giáo là nguồn lực góp phần phát triển bền vững ở Tây Nguyên

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ của Nghị quyết số 25 về công tác tôn giáo sau 15 năm được ban hành, ngày 10/01/2018 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nội dung của Chỉ thị không chỉ tiếp tục khẳng định giá trị các quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo trong Nghị quyết số 25 mà còn nâng lên một bước nhận thức về giá trị của tôn giáo là: "phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước"

[23]. Với quan điểm này Đảng ta đã chỉ rõ hai vấn đề cần quan tâm trong cùng một chủ thể là: giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo; phát huy nguồn lực của tôn giáo trong xây dựng đất nước. Từ quan điểm này, để phát triển bền vững ở Tây Nguyên cần có cách tiếp cận mới về Công giáo.

Một là, khắc phục tư duy coi Công giáo chỉ là đối tượng quản lý, cần nhìn nhận Công giáo không chỉ là đối tượng quản lý mà còn là tổ chức xã hội bình đẳng với các tổ chức xã hội khác trong các hoạt động an sinh xã hội

Cách tiếp cận với nhận thức mới là nghèo đói, bất bình đẳng, môi trường bị xâm phạm nghiêm trọng, bất ổn xã hội, bản sắc văn hóa bị mất đi, tôn giáo bị lợi dụng vào hoạt động chống phá mới là vấn đề phức tạp nhất ở Tây Nguyên. Công giáo là một thực thể xã hội tồn tại khách quan và mang trong mình những giá trị tích cực, do đó cần đưa Công giáo vào tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Khi nhìn nhận Công giáo là một thực thể xã hội, tổ chức này sẽ có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ như những tổ chức xã hội khác trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội. Tạo ra một sân chơi pháp lý bình đẳng để phát huy nguồn vốn xã hội của Công giáo cho phát triển Tây Nguyên, nhất là trong lĩnh vực an sinh xã hội mà họ có thế mạnh. Luật Tín ngưỡng tôn giáo quy định: tôn giáo là pháp

nhân phi thương mại (Điều 30) nên nhìn nhận Công giáo như là một tổ chức xã hội tồn tại khách quan là tất yếu.

Số lượng tín đồ Công giáo cũng là nguồn nhân lực xã hội, là những người trực tiếp làm ra của cải để phát triển Tây Nguyên, cộng với niềm tin tôn giáo đã làm tăng tính hiệp thông giữa những người cùng đức tin, tạo nên sức mạnh và tính cố kết cộng đồng cao. Nguồn nhân lực này không những làm ra của cải mà còn là những hạt nhân quan trọng làm nên đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc và là lực lượng quần chúng góp phần ổn định và phát triển của Tây Nguyên.

Công giáo là tôn giáo mà hoạt động xã hội, nhất là những đóng góp về an sinh xã hội được xếp thứ nhất trong các tổ chức tôn giáo tại Tây Nguyên cả về tổ chức thực hiện, đối tượng thụ hưởng và thu hút nguồn vốn từ bên ngoài. Tổ chức các hoạt động y tế, giáo dục và an sinh xã hội mang tính quy mô, khoa học, tinh thần phục vụ hiệu quả và mang tính bền vững đã tác động vào nhận thức và thói quen thiếu hợp lý trong sinh hoạt của một bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Hai là, phát huy giá trị đạo đức, văn hóa của Công giáo góp phần xây dựng xã hội Tây Nguyên ngày một văn minh hơn

Công giáo tự bản thân nó đã có một số giá trị phù hợp với phát triển bền vững không chỉ ở Tây Nguyên, Việt Nam mà trên toàn thế giới, đã và đang tác động đến đời sống tâm linh của 1,3 tỷ người. Giá trị tinh thần chính là niềm tin tôn giáo - "quyền lực mềm". Khi quyền lực này được phát huy sẽ có sức lan tỏa lớn và bền bỉ tạo nên giá trị đạo đức của con người, đó là tình yêu thương, bác ái và hướng thiện. Vùng đất Tây Nguyên đa dạng về tộc người, đa dạng về cách thức biểu đạt niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, có những yếu tố là giá trị văn hóa, nhưng cũng nhiều yếu tố là mê tín, là phản văn hóa và không còn phù hợp trong xây dựng giá trị văn hóa Tây Nguyên bền vững theo hướng hiện đại. Công giáo khuyên răn con người làm lành, lánh dữ, biết sống vì cộng đồng, tránh xa các tệ nạn xã hội, đề cao đạo làm người và trân trọng các mối quan hệ gia đình, cộng đồng, tiết độ trong cuộc sống, tiết kiệm, chống lãng phí sẽ là bệ đỡ để cải thiện những yếu tố lạc hậu, mê tín đang cản trở sự phát triển bền vững trong mỗi gia đình ở Tây Nguyên. Đồng thời với tinh thần hội nhập văn hóa trong truyền giáo,

Công giáo đã và đang góp sức trong việc gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên. Tôn trọng và phát huy những đóng góp của Công giáo chính là thúc đẩy Công giáo đồng hành cùng dân tộc, bởi tự thân Công giáo đã mang trong mình các giá trị luân lý, đạo đức, văn hóa phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới của Việt Nam.

Đảng ta đã xác định: tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Để phát triển bền vững ở Tây Nguyên rất cần chú trọng tới đóng góp của Công giáo trong cả lĩnh vực tinh thần và vật chất cho xã hội Tây Nguyên. Đây chính là một trong những nguồn lực tại chỗ của Tây Nguyên. Vì vậy, trong hoạch định chủ trương chính sách cần tính đến yếu tố tôn giáo để Công giáo tham gia vào quá trình giảm đói nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao đời sống văn hóa và bảo vệ môi trường mang tính bền vững ở Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN LÊ THỊ LIÊN (Trang 130 - 132)