Những nghiên cứu về các vấn đề đặt ra, phương hướng, giải pháp trong công tác quản lý của Nhà nước đối với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 26 - 28)

trong công tác quản lý của Nhà nước đối với sự đa dạng về tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay

Hầu hết các công trình nghiên cứu đều đặt ra vấn đề phải đặc biệt quan tâm tới tính pháp lí cho việc tồn tại của các tổ chức, hệ phái Tin lành ở Việt Nam hiện nay.

Năm 2001, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước Đạo Tin lành Việt Nam - thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay cho công tác quản

lý lãnh đạo, quản lý của tác giả Hoàng Minh Đô [32] đã tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về thực trạng Tin lành Việt Nam, làm rõ mối quan hệ giữa Tin lành với chính trị và đời sống tâm linh đồng thời đề xuất những kiến nghị, giải pháp cho công tác lãnh đạo quản lý Nhà nước đối với Tin lành.

Đề tài nhận định “Trên phương diện quốc tế, Tin lành là một tôn giáo đa giáo phái. Còn ở Việt Nam, tính chất đa giáo phái ấy có xu hướng phát triển khá đặc thù ( cùng với quá trình hội nhập mở cửa, đặc biệt sau khi hiệp ước thương mại Việt Mỹ được Thượng Viện Mỹ thông qua xu hướng nói trên sẽ diễn ra với một quy mô rộng hơn, sâu sắc và phức tạp hơn” [32, tr.126]. Trong phần đề xuất đối với công tác lãnh đạo quản lý của Nhà nước, đề tài khẳng định “trên phương diện quản lý Nhà nước đối với đạo Tin lành trong cả nước cần phải phân biệt các dạng hoạt động khác nhau (...) của đạo Tin lành để đưa vào quản lý” [32, tr.150] đồng thời thực hiện các giải pháp cơ bản, lâu dài, trên mọi phương diện của đời sống xã hội.

Năm 2005, tác giả Đỗ Quang Hưng ở Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý luận và thực tiễn [71] đã dành mục 4 chương 14 thuộc phần 4 để nói về chính sách của Đảng và Nhà nước ta với các Hội thánh Tin lành với nhận định “Về mặt tổ chức, tôn giáo này không bao giờ là một thực thể thống nhất” [71, tr.474], “đa nguyên về tổ chức và nặng về tính cá thể trong đức tin” [71, tr.485] và “phức tạp, phong phú với nhiều hệ phái mà phần lớn có nguồn gốc từ Âu - Mỹ” [71, tr.483]. Đến nay, một số tổ chức, hệ phái đã được công nhận tư cách pháp nhân và được chính phủ ta ứng xử không phân biệt đối xử với các tôn giáo khác.

Cuốn sách gồm 4 phần, 15 chương phân tích các quan điểm mác xít về tôn giáo (tập trung trong phần 1, 2) và sự vận dụng, kế thừa, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau cách mạng dân chủ nhân dân đến nay (tập trung trong phần 3, 4). Trong đó, tác giả nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tính pháp lí trong vấn đề đạo Tin lành bởi đây được xem là một tôn giáo có tính quốc tế sâu sắc, đa nguyên, nhạy cảm. Trong số đó, những chính sách bước đầu của Đảng và Nhà nước đã có hiệu quả phải kể từ việc cho đăng kí để hoạt động hợp pháp đến việc công nhận tư cách pháp nhân một số tổ chức, hệ phái; đưa sinh hoạt tôn giáo của các nhà thờ Tin lành vào vị thế hợp pháp hơn, mặt khác kiên quyết đấu tranh với các lực

lượng thù địch lợi dụng Tin lành như một chiêu bài chính trị, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.

Năm 2017, tác giả Nguyễn Xuân Hùng với luận án luận án tiến sĩ Sử học Quá trình truyền giáo của đạo Tin lành tại Việt Nam từ năm 1911 đến năm 1975

[68] đã phân tích 2 giai đoạn lịch sử gắn với quá trình truyền giáo của đạo Tin lành vào Việt Nam là thời kỳ 1911 - 1954 (tập trung trong chương 2), 1955 - 1975 (tập trung trong chương 3) và những tác động của việc truyền giáo Tin lành đối với chính trị, xã hội và văn hóa Việt Nam (tập trung trong chương 4). Trong mục 1.4, chương 1, tác giả Nguyễn Xuân Hùng nhận định “Tính phức tạp, đa dạng của thế giới Tin lành là vấn đề khó khăn về nhận thức ngay cả đối với các nhà lãnh đạo giáo hội, sử gia Tin lành” [68, tr.29]. Đây cũng chính là một trong những lí do khiến tác giả cho rằng hiện nay, việc nghiên cứu về đạo Tin lành nói chung, những vấn đề cụ thể liên quan đến Tin lành nói riêng còn có sự tìm hiểu chưa thấu đáo và do đó cần phải tiếp tục được đầu tư, nghiên cứu mang tính tổng hợp nhiều hơn.

Ngoài các công trình (sách) đã xuất bản nêu trên, còn các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đăng các Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Kỷ yếu hội thảo Khoa học trong nước và quốc tế,… của các nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hùng, Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Quang Hưng, Vương Duy Quang, Mã Phúc Thanh Tươi, Hoàng Minh Đô, Đoàn Triệu Long, Nguyễn Khắc Đức, Thiều Thị Hương, Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Đăng Bản,… của các chức sắc Tin lành đăng ở các chuyên san Thánh Kinh nguyệt san,… như các tác giả Phạm Xuân Tín, Lê Hoàng Phu, Lê Văn Thiện, Kiều Toản, Trương Văn Tốt, Phạm Văn Năm, Mã Phúc Thanh Tươi, Đỗ Hữu Nghiêm,…

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w