Các tổ chức, hệ phái Tin lành của người nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 85 - 88)

2016. Vào tháng 4 năm 2018, các đối tượng cầm đầu núp bóng việc bán máy lọc nước, bán hàng online, gia sư,... đã trục lợi tiền bạc, lôi kéo dân chúng ở nhiều nơi từ bỏ người thân, công việc, học hành, tách khỏi đời sống thực tế,... thực hiện những hành vi lệch chuẩn văn hóa, đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục. Người tin, đi theo tổ chức phải trích 10% thu nhập/1 tháng để hành lễ “dâng hiến”. Điều này trái với pháp luật Việt Nam và cũng trái với tôn chỉ của đạo Tin lành chính thống.

Người tham gia Hội thánh Đức Chúa Trời vâng phục một cách mê muội những giáo lí mê tín dị đoan như phải cầu nguyện cho nhanh chóng được cởi bỏ lớp áo tù (hình hài bố mẹ ban cho) để trở về với Chúa, thoát khỏi ngục tù (cuộc sống hiện tại) bay lên thiên đường,... Chỉ trong một thời gian ngắn, rất nhiều người dân đã đi theo Hội thánh, trong đó có cả các đối tượng là sinh viên, học sinh, người công tác trong ngành giáo dục. Vì thế, cũng trong tháng 4 năm 2018, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra công văn số 92/CĐN-TGNC về việc ngăn chặn truyền đạo trái pháp luật của Hội thánh Đức chúa trời. Các cơ quan quản lý tôn giáo của Nhà nước cũng phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời xử lý, ngăn ngừa ảnh hưởng của tổ chức này.

3.1.2.3. Các tổ chức, hệ phái Tin lành của người nước ngoài hoạt động tạiViệt Nam Việt Nam

Tin lành là một tôn giáo phù hợp với xã hội công nghiệp. Trong xu thế chung của thời đại hiện nay, tôn giáo này thu hút tín đồ ở nhiều nước. Tin lành theo chân

những tín đồ ra nước ngoài và đến nơi mà họ lao động, công tác, sinh sống để tiếp tục hình thành nên những tổ chức, hệ phái mới.

Theo số liệu thống kê bước đầu của Ban tôn giáo chính phủ, tính đến năm 2017 đã có hơn năm nghìn người nước ngoài sinh hoạt Tin lành ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ở các khu đô thị và thành phố lớn, tiêu biểu là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Số tín đồ người nước ngoài đông nhất là Hàn Quốc, sinh hoạt ở Hội thánh Tin lành Báp tít, Trưởng lão. Những người này có mối quan hệ khá gần gũi với Hội thánh sở tại. Một số hội thánh như Hội thánh Hà Nội còn cho mượn địa điểm để họ tổ chức sinh hoạt thường xuyên. Tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cộng đồng những người nước ngoài theo đạo Tin lành có khoảng 1.000 người thuộc 50 quốc tịch khác nhau. Ngoài ba nhóm Tin lành Hàn Quốc được cấp phép sinh hoạt tập trung thì các nhóm Tin lành người nước ngoài khác đang sinh hoạt tôn giáo thành nhóm riêng ở cơ sở thờ phượng tại Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc), hoặc được Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) bảo trợ để thuê mượn địa điểm hợp pháp cho sinh hoạt tôn giáo.

“Trước đây để tổ chức được 1 buổi sinh hoạt Tin lành, chúng tôi phải thông qua Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) đứng ra thuê mượn địa điểm. Kể từ đầu năm 2018, khi Luật tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực cho phép người nước ngoài được đăng kí địa điểm sinh hoạt tôn giáo, mục sư Kim Joong Ki đại diện cho Hội thánh Tin lành Saeong Myeong Na Mu Hàn Quốc đã thuê và đăng kí địa điểm sinh hoạt tôn giáo ngoài nhà thờ. Đến tháng 3 năm 2018, Saeong Myeong Na Mu là một trong những hội thánh đầu tiên được chấp thuận đăng kí điểm nhóm sinh hoạt tập trung với địa điểm tại một tòa nhà văn phòng được thuê toàn thời gian. Cộng đồng Tin lành Hàn Quốc Saeong Myeong Na Mu có nhiều khóa lễ khác nhau dành cho thiếu niên, thanh niên và người lớn. Nhóm Saaeong Hà Nội có 100 tín đồ đang sinh sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, họ thuê định kì tại khách sạn này từ 10h đến 13h chủ nhật hàng tuần để tập trung cùng nhau thờ phượng, hát thánh ca, sinh hoạt và cầu nguyện. Sinh hoạt tôn giáo ở đây, chúng tôi như được phục hồi thể chất

lẫn tinh thần, chúng tôi rất vui mừng khi được đến đây, nó như động lực cho chúng tôi sống trong tuần đầy hưng phấn” [Trích phỏng vấn tín đồ Tin lành Hàn Quốc, Chương trình Chân dung cuộc sống: Người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam, ngày 10/10/2018, lúc 20h trên VTV4]. Đối tượng tín đồ là người nước ngoài sinh hoạt ở Việt Nam, ngoài Hàn Quốc còn phải kể tới quốc tịch Úc, Mỹ, Đức,... đưa đến hình thành nhiều tổ chức, hệ phái Tin lành của người nước ngoài tại Việt Nam. Theo thống kê từ Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến tháng 5 năm 2019, có hơn 8.500 người nước ngoài, thuộc 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, sinh hoạt đạo Tin lành ở Việt Nam với gần 50 điểm nhóm.

Trên thế giới, tín đồ theo đạo Tin lành là người Việt Nam tập trung đông ở Mỹ cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Tại Mỹ, theo Niên giám mục sư quản nhiệm và Hội thánh Việt Nam năm 2016 - 2017, tổng số có 416 Hội thánh, nhiều nhất là Californa 120, Texas 54, Georgia 28, trong khi tổng số Hội thánh năm 2001 là 196. Cũng theo Niên giám mục sư quản nhiệm và Hội thánh Việt Nam năm 2016 - 2017, tại Hàn Quốc có 18 Hội thánh, Pháp 21 Hội thánh, Đức 26 Hội thánh, Canada 36 Hội thánh, châu Đại Dương 68 Hội thánh (trong đó nhiều nhất là xứ New South Wales có 24 Hội thánh, Victoria 24 Hội thánh, Queensland 13 Hội thánh),...

Theo Luật Tín ngưỡng tôn giáo, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam sẽ đứng ra đăng kí sinh hoạt tôn giáo tập trung và thẩm quyển xem xét thuộc về cơ quan cấp tỉnh, thành phố. Căn cứ theo luật và xem xét thực tế, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tạo điều kiện cho người nước ngoài làm đơn cam kết với các điều kiện cần thiết, báo cáo thành phố, khi thành phố chấp thuận sẽ thông báo để họ được sinh hoạt theo đúng nguyện vọng.

Bên cạnh đó, hiện nay cũng có một số tổ chức hoạt động dưới hình thức là các tổ chức phi chính phủ, thực hiện viện trợ nhân đạo và từ thiện như: Thánh Kinh hội, Hội cứu tế thế giới, Hội Hoàn cầu khải tượng,... Trong đó, tổ chức Thánh Kinh hội là tổ chức chuyên in ấn và xuất bản kinh sách Tin lành. Với tư cách là một thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh hội Quốc Tế (mạng lưới các Hội Kinh thánh ở hơn

200 quốc gia và vùng lãnh thổ) và phương châm “Kinh thánh cho mọi người”, đã dịch Kinh thánh sang nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc Việt Nam như dịch sách

Phúc Âm Mác sang tiếng Êđê năm 1937, sang tiếng Tày năm 1938, sang tiếng Gia Rai, Bahnar, và Kơho năm 1950. Sau một thời gian tạm ngưng hoạt động (1975- 1992), mục vụ Kinh thánh tại Việt Nam được tái khởi động vào năm 1993, đến nay, Thánh Kinh hội đã giúp chuyển ngữ trọn bộ Kinh thánh tiếng Ê Đê, Gia Rai, và Kơ Ho. Năm 1968, Thánh Kinh hội Việt Nam soạn thảo hiến chương nhằm tiến tới tự trị cả về tổ chức lẫn tài chính, “chính thức là một Hội Kinh thánh của các sắc dân sinh sống tại Việt Nam. Tổng cộng có đến 10 hệ phái và nhóm thông công Tin Lành gửi đại diện vào ban cố vấn đầu tiên của Thánh Kinh hội Việt Nam” [trích giới thiệu về Thánh Kinh hội trên website của Hội Thánh Hà Nội: hoithanhhanoi.com, truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2019]. Trong khi đó, hội Cứu tế thế giới là tổ chức chuyên từ thiện và giảng Kinh Phúc âm và hội Hoàn cầu khải tượng là tổ chức chuyên hoạt động từ thiện và xã hội.

3.2. SỰ ĐA DẠNG VỀ LOẠI HÌNH CỦA CÁC TỔ CHỨC, HỆ PHÁI TINLÀNH Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w