Cuộc phỏng vấn thực hiệ nở thôn Tràn Xoan, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, 5/10/2019)

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 186 - 189)

II. Các tổ chức Tin Lành chưa được Nhà nước Việt Nam công nhận

1. Cuộc phỏng vấn thực hiệ nở thôn Tràn Xoan, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, 5/10/2019)

Thắng, tỉnh Lào Cai, 5/10/2019)

Hỏi: Chị sinh năm bao nhiêu, thuộc Hội thánh Tin lành nào?

- Sinh năm 1984

- Lâu rồi, mười mấy năm rồi (khoảng 15 năm)

Hỏi: Theo đạo từ bao giờ?

- Theo đạo từ nhỏ, khoảng từ năm 1989-1990 (cùng gia đình bố mẹ). Trước theo Việt Nam miền Bắc. 2004 chuyển sang Liên hữu cơ đốc.

Hỏi: Tại sao lại chuyển sang Liên hữu cơ đốc?

- Không biết. Thấy cả làng theo, không phải mình tôi.

Hỏi: Chị có thấy sự khác biệt nhiều giữa Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Liên hữu cơ đốc không?

- Không khác nhiều.

Mục sư tiếp lời: người ta thấy hội thánh này đáp ứng được nhu cầu thì theo.

Hỏi: Chị có sang các điểm nhóm khác để dự lễ không?

- Có, được mời sang.

Hỏi: Ở đây gần đây có ai chuyển từ hệ phái này sang hệ phái khác không?

- Có, khoảng 2 trường hợp do lấy vợ, chồng hệ phái khác rồi theo.

Hỏi: Chị có nắm được Kinh thánh không?

- Có. Học nhiều lắm, qua mấy lần rồi, nhưng không nhớ mấy. Có thuộc lời răn của Chúa.

Hỏi: Bao nhiêu quyển Cựu ước?

- 39 quyển.

Hỏi: Bao nhiêu quyển Tân ước?

2. Cuộc phỏng vấn thực hiện ở Bong Nôr, xã Đăk N’ Drung, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông, 17/12/2019) tỉnh Đăk Nông, 17/12/2019)

Hỏi: Chị sinh năm bao nhiêu, thuộc Hội thánh Tin lành nào?

- Sinh năm 1985, có 4 con rồi. Mình ở Tin lành Việt Nam (miền Nam).

Hỏi: Chị làm lễ Bắp - têm lâu chưa?

- Lâu rồi

Hỏi: Theo đạo từ bao giờ?

- Lâu rồi, không được đi học mà xem Kinh thánh biết được chữ.

Hỏi: Chị có nắm được Kinh thánh không?

- (gật đầu)

Hỏi: (chỉ vào quyển Kinh thánh) Bài này dịch ra tiếng Kinh là gì?

- (lắc đầu)

Hỏi: (chỉ vào quyển Kinh thánh) Vậy dịch ra tiếng M’nông của mình là gì?

Phụ lục 9

TRÍCH PHỎNG VẤN NHÀ KHOA HỌC, CHUYÊN GIANGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO TIN LÀNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẠO TIN LÀNH

(Nam, sinh năm 1954, thực hiện phỏng vấn lúc 20h ngày 7/9/2018)

Hỏi: Trên thực tế, các tổ chức, hệ phái có thực lực đã từng có xu hướng chia tách, điều này có mang tính phổ biến không?

- Thực tế đã có, như trường hợp chia tách thành Cơ đốc truyền giáo và Liên hữu Cơ đốc.

Hỏi: Nguyên nhân ở một số địa phương thuộc miền núi trung du phía Bắc, có những điểm nhóm Tin lành đã đến lúc đủ điều kiện thành lập Hội thánh nhưng lại trần chừ chưa muốn làm thủ tục cấp phép?

- Trên thực tế nhiều điểm nhóm đã có cơ cấu của một chi hội (có các hội đoàn), đã mang tính chất một chi hội, đầy đủ những yếu tố của một chi hội và địa điểm hợp pháp nên họ cũng không nghĩ tới việc làm thủ tục. Một số tổ chức, hệ phái không muốn đăng kí điểm nhóm vì thực tế còn tồn tại quan điểm là đăng kí hay không thì đối với họ, trước sau vẫn như vậy, không thay đổi nhiều. Còn cơ bản họ rất muốn công nhận chi hội vì công nhận tức là có mục sư quản nhiệm, có ban chấp sự, có nhà thờ. Đây là điều khó khăn cho công tác quản lý của nhà nước.

Hỏi: Có quan điểm cho rằng, về thần học, các điểm nhóm của tín đồ dân tộc ít người được quản lý, truyền giáo bởi nhóm trưởng có trình độ thấp?

- Về tín đồ, thực tế là tăng nhanh tập trung ở những người tân tòng, tức là mới theo, họ không có những người hoạt động truyền giáo chính thức, chính quy truyền đạo cho, họ cũng không có tín đồ tại chỗ, am hiểu giáo lí để giáo hóa, cho nên đúng là có tình trạng tín đồ hiểu không tới. Về chức sắc thì có thể ít có trình độ học vấn nhưng điều này không nặng nề vì thực ra so với mặt bằng dân trí tại đó, họ lại là những người có trình độ, có tri thức. Nếu Công giáo, chức sắc được học hành, đào tạo bài bản, lấy “làm lễ” là chính, thì đối với Tin lành, chức sắc có thể không được đào tạo bài bản ở một vài nơi, song lại có nhiều, thậm chí hàng chục năm nghe giảng lẽ đạo trước đó. Về sau, họ đi học thêm từ 5 đến 7 tháng là để củng cố thêm về lẽ đạo, về phương pháp giảng đạo. Cho nên có những người 20 tuổi là 20 năm được học lẽ đạo rồi.

Phụ lục 10

NHẬT KÝ BUỔI LỄ NGÀY CHỦ NHẬT CỦA MỘT CHI HỘIHỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN NAM) HỘI THÁNH TIN LÀNH VIỆT NAM (MIỀN NAM) 1. Thành phần, địa điểm:

- Chi hội: Bong Nôr, Bon Bu Bong, xã Đăc N’drung, huyện Đăk song, tỉnh Đăk Nông.

- Mục sư: Y Sôn (Sinh năm 1969). - Tín đồ: dân tộc M’nông.

- Sơ lược về chi hội: Đây là chi hội thành lập thứ 2 ở xã Đăc N’drung, huyện Đăk song, tỉnh Đăk Nông, trong tổng số 3 chi hội của xã (tính đến tháng 12 năm 2019). Hiện chi hội có khoảng hơn 600 tín đồ, đa số là người dân tộc M’nông.

- Buổi lễ diễn ra ở nhà thờ Tin lành, ngày chủ nhật 15/12/2019. Nhà thờ mới được xây dựng có 4 dãy ghế ngồi cho tín đồ, có khoảng trên dưới 500 chỗ ngồi. Không gian chính giữa, phía bức tường đằng sau bục giảng của mục sư có chữ “Yo’k Mbah Tâm Rnê ma Brah nou” tôn vinh Chúa trời, phía trên là biểu tượng cây thánh giá truyền thống của đạo Tin lành. Phía bên trái của nhà thờ, hướng từ cửa chính nhà thờ lên phía bức tường chính, là chỗ ngồi dành cho tín đồ nam, phía còn lại dành cho tín đồ nữ. Tác giả được mục sư giải thích là do ngày hôm này có tổ chức lễ phát thưởng trao quà ở trường học, nên số lượng học sinh tham gia buổi lễ ít.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 186 - 189)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w