Lịch sử địa chính trị tôn giáo Mỹ xét trong tính đa dạng tổ chức, hệ phái Tin lành

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 48 - 51)

cũng có sự khác nhau tương đối ở các quốc gia, các không gian lãnh thổ, các thời điểm và hoàn cảnh lịch sử tác động.

Ở Việt Nam, các tổ chức, hệ phái cũng tồn tại ở cơ chế đa dạng giống như hình thái của Tin lành thế giới và sẽ được luận giải về hiện trạng, ý nghĩa trong chương 3 của luận án.

2.1.3. Đa dạng tổ chức, hệ phái đạo Tin lành - trường hợp đạo Tin lành Mỹ

2.1.3.1. Lịch sử địa chính trị - tôn giáo Mỹ xét trong tính đa dạng tổ chức,hệ phái Tin lành hệ phái Tin lành

Thời kỳ thuộc địa: Trước khi các tôn giáo theo chân dân di cư đến Mỹ, những cư dân người da đỏ tại chỗ đã sinh hoạt trong những hình thức tôn giáo riêng biệt. Người châu Âu di cư sang khai hoang, mang theo tôn giáo Tin lành, chung sống cùng các tôn giáo sẵn có từ trước của người da đỏ trên đất Mỹ, làm phong phú thêm bức tranh tôn giáo Mỹ nhưng sau này, lại trở thành những người chi phối lịch sử chính trị và tôn giáo Mỹ. Theo đó, Tin lành dần củng cố địa vị của mình tại Mỹ, mặc dù không phải là quốc giáo, song lại có tác động mạnh đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội Mỹ.

Nói “nền tảng tinh thần của đạo Tin lành ở Mỹ hiện nay chính là đạo đức Thanh giáo ở Anh” là một vấn đề còn cần nghiên cứu thêm, song không thể phủ nhận ảnh hưởng của Thanh giáo (Thanh giáo là “Puritan”, nghĩa là thanh lọc, làm sạch - đây là cách những nhà nghiên cứu Kitô giáo gọi những người muốn cách tân Anh giáo) xuất phát từ nước Anh đến Tin lành Mỹ. Trái với Anh giáo, Thanh giáo không chấp nhận đồng nhất quyền lực và ý chí của nhà nước qua tôn giáo, cụ thể là qua Giáo hoàng. Đối với Anh giáo, mọi tín đồ được bình đẳng trước Chúa, ngoài giáo lý, đạo đức và lối sống được quy định chặt chẽ thì nghi thức, lễ nghi tôn giáo đơn giản, phổ cập, không cần đến lễ phục, ảnh thánh hay

nhạc cụ, âm nhạc. Tín đồ Thanh giáo chú ý nhiều đến việc luận giải Kinh thánh, sống giản dị, tiết kiệm [theo 29, tr.60-61].

Do nước Anh nằm giữa Đại Tây Dương nên việc tiếp nhận tư tưởng Luther muộn hơn, nền tảng tư tưởng của Thanh giáo Anh ngay từ khi tồn tại ở Anh là thần học Calvin. Tiếp cận tư tưởng thần học Calvin, mục sư Thomas Cranmes (1489 - 1550) là nhà khởi xướng cho phong trào Thanh giáo Anh, nhiều năm nỗ lực để Giáo hội Anh phải ngả sang khuynh hướng cải cách nhưng cuối cùng cũng bị xử tử. Hàng trăm tín đồ Thanh giáo đã bị lưu đày hoặc buộc phải chạy lánh nạn sang Mỹ (khi đó đang là thuộc địa của Anh), đông đảo nhất vào đợt di cư lần đầu tiên từ tháng 11 năm 1620 và đợt di cư lần thứ hai năm 1648.

Lần di cư thứ hai của các tín đồ Thanh giáo Anh đến Mỹ vô tình đã gây nên những áp lực không nhỏ đối với những tín đồ Thanh giáo Anh đã cư ngụ trước đó ở Mỹ, tạo nên những rạn nứt trong cộng đồng Thanh giáo Anh ở Mỹ lúc này. Đến đúng thời kỳ bão táp cách mạng ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XVIII, sự rạn nứt cộng thêm tham vọng lập chính thể cầm quyền cùng những hành vi đàn áp tôn giáo khác đã khiến Thanh giáo thực sự suy giảm vai trò, nhường chỗ cho sự phát triển đa nguyên tôn giáo của thời kì nước Mỹ sau độc lập. Song dấu ấn của thần học Calvin, của tư duy đề cao vai trò Chúa trời, đề cao sự tự do của con người, lễ nghi tôn giáo giản đơn đã thực sự ảnh hưởng đến tính đa dạng của tôn giáo Mỹ về sau.

Thanh giáo bắt nguồn từ thần học Calvin không phải tôn giáo duy nhất của người châu Âu du nhập vào Mỹ, nhưng có sức ảnh hưởng lớn từ buổi đầu và mau chóng trở thành đặc tính của đời sống cộng đồng. Năm 1660, 138 giáo đoàn, chiếm 90% giáo đoàn du nhập vào Mỹ có xu hướng thần học Calvin, 80% trong đó có nguồn gốc Thanh giáo Anh. Năm 1790, 83,5% số người Mỹ là tín hữu thần học Calvin. Năm 1990, con số này (tức mới chỉ tính riêng tín đồ theo xu hướng thần học Calvin) là 60% đủ để thấy tầm ảnh hưởng của Thanh giáo cũng như giáo lý Calvin trong đời sống đạo Mỹ [theo 27, tr.434].

Thời kỳ giành độc lập và thiết lập nền cộng hòa: Một nhà nước độc lập được ra đời ở Mỹ vào ngày 04 tháng 7 năm 1776. Ngay sau khi giành độc lập, thoát khỏi chế độ thuộc địa Anh, Mỹ đã ra sức phát triển nền kinh tế công nghiệp với mong

muốn đuổi kịp các nước châu Âu. Đầu thế kỷ XIX, nhân lực phục vụ nền công nghiệp bị thiếu khiến giới tư bản phải sang châu Phi buôn bán người da đen hòng tìm kiếm nguồn lao động mới. Những người châu Phi đem theo thân phận nô lệ, cùng các tín ngưỡng, tôn giáo từ quốc gia mình vào Mỹ, khiến tôn giáo Mỹ được đón nhận thêm những loại hình mới.

Đến giữa thế kỷ XIX, trong 5 năm từ 1860 - 1865, Mỹ xảy ra nội chiến do mâu thuẫn về quyền lợi giữa tư bản hai miền Nam và Bắc Mỹ. Trong khi miền Nam đất đai màu mỡ, thuận lợi cho ngành trồng bông, tư sản cần đến nhiều nô lệ da đen, muốn duy trì chế độ bóc lột người da đen thì ở miền Bắc, giới tư bản muốn xóa bỏ chế độ nô lệ đối với họ nhằm thu hút họ vào trở thành công nhân ở các công xưởng, các xí nghiệp công nghiệp. Chiến thắng của Bắc Mỹ đã đặt dấu chấm hết chính thức cho chế độ nô lệ. Tôn giáo đã tham gia vào công cuộc giải phóng người da đen. Ngay sau khi nội chiến kết thúc, đã có 79 tổ chức tôn giáo đứng ra mở trường học nhằm xóa mù chữ, cải tạo tâm lý e dè, lạc hậu, hoang dã vốn ăn sâu trong họ ngay từ khi còn ở các nước châu Phi. 3,5 triệu người da đen được giải phóng là tín đồ thuộc nhiều giáo phái khác nhau [theo 29, tr.287]. Dấu ấn của tôn giáo gắn với tinh thần tự do, với giáo dục, với văn hóa trở nên rõ nét, ảnh hưởng đến tính đa dạng tôn giáo Mỹ về sau.

Sau những năm 1975 đến nay, các luồng di cư từ châu Á và Trung Đông ồ ạt đổ sang Mỹ khiến đời sống xã hội Mỹ tiếp tục có nhiều biến động, kéo theo những biến động về tín ngưỡng, tôn giáo. Tôn giáo du nhập từ dân di cư đến Mỹ thế kỷ XX được đánh giá là rất khác so với dân di cư vào thời kỳ trước độc lập của thế kỷ XVII. Những đổi thay trong Luật nhập cư đã tạo điều kiện cho nhiều nhà truyền giáo, nhiều tín đồ và nhiều tâm thức tôn giáo phương Đông tiếp tục du nhập vào Mỹ. Bên cạnh đó, có một thực tế là nhiều người Mỹ trở về từ các cuộc chiến, trong đó có chiến tranh Việt Nam, đã từ những tôn giáo phổ biến trước đây ở Mỹ, tìm đến với những loại hình tín ngưỡng, tôn giáo mới hoặc kết hợp tín ngưỡng, tôn giáo sẵn có hoặc mang những biểu hiện mới. Đến đây, tín ngưỡng truyền thống cùng tôn giáo từ dân di cư mang theo tới Mỹ và những xu hướng kết hợp tín ngưỡng, tôn giáo cũ/mới đã tác động qua lại với các tôn giáo nội tại ở

Mỹ, trong đó có Tin lành đã khiến diện mạo tôn giáo Mỹ đương đại đã đa dạng, nay càng trở nên đa dạng hơn.

Như vậy, có thể nói, truyền thống lịch sử, địa chính trị với văn hóa đa sắc tộc, di cư và chiến tranh là những nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa dạng cho tôn giáo Mỹ nói chung, Tin lành nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w