được thực hiện trên ba nội dung cải cách chính: về giáo lý, về luật lệ, lễ nghi và về tổ chức. Trong đó, cải cách về giáo lý không nhiều, Tin lành chỉ trở lại với những tín điều trong Kinh thánh, bỏ đi chi tiết không có hoặc hiểu sai lệch Kinh thánh. Cải cách về luật lệ, lễ nghi và tổ chức trở thành nội dung đặc biệt quan trọng, tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa Tin lành và Công giáo. Cùng với đó, trên phương diện thần học, bằng quan niệm “Hội thánh là những người thuộc về Thiên Chúa, tương giao với nhau trong Chúa Thánh linh là thân thể Chúa Ki-tô", đạo Tin lành cũng nhìn nhận tính thống nhất, tính phổ thông là hai trong số các thuộc tính của Hội thánh của Chúa Ki-tô (bên cạnh tính thánh khiết, tính truyền nối). Nhưng tính thống nhất ở đây không phải nói về một tổ chức giáo hội duy nhất như Công giáo, mà chỉ là sự thống nhất giữa các tín hữu “trong thân thể thuộc linh của Chúa Ki-tô”; tính phổ thông không phải ở “hội thánh hữu hình” mà ở “hội thánh vô hình” mang ý nghĩa thuộc linh,... Ngoài ra, đạo Tin lành còn đề cao đức tin và vai trò cá nhân trong đời sống tôn giáo. Người theo Tin lành tin rằng bằng đức tin, mỗi người đến với Thiên Chúa, không qua những phép đạo hay vai trò trung gian của các chức sắc, dẫn đến thực hành một lối sống đạo nhẹ nhàng, đơn giản mà năng động. Những luận giải này đã dẫn đến đặc trưng của đạo Tin lành là tự do về tổ chức, tách thành nhiều tổ chức, hệ phái khác nhau, tồn tại độc lập theo từng quốc gia hoặc khu vực.
2.Truyền nhập vào Việt Nam muộn hơn so với các tôn giáo khác, phải đếnnăm 1911, Hội Truyền giáo CMA của Mỹ mới đặt được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng và