Các tổ chức, hệ phái Tin lành có sự đa dạng về phạm vi hoạt động

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 97 - 101)

Như đã nói ở trên, giáo lí, nghi lễ gọn nhẹ, không rườm rà, hình thức sinh hoạt phong phú, thu hút của Tin lành rất phù hợp với đối tượng thị dân và đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vậy, Tin lành có chỗ đứng chân ở nhiều thành phố, khu đô thị, khu công nghiệp và vùng sâu vùng xa, biên giới của đất nước.

Xét về địa bàn hoạt động trước năm 1975, các tổ chức, hệ phái chủ yếu chỉ phát triển ở miền Nam. Hiện nay đã có sự trải đều địa bàn sinh hoạt đạo của tín đồ trên cả nước. Tuy nhiên, riêng Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) chỉ tồn tại ở các tỉnh thành phía Nam. Ở khu vực miền núi phía Bắc, mặc dù cơ bản tín đồ là người dân tộc thiểu số đều sống ở những vùng địa hình cao, hiểm trở, phân tán; có tập quán canh tác tương đồng nhưng thời điểm tham gia các tổ chức, hệ phái không giống nhau và quan điểm thần học không thuần nhất. Trình độ nhận thức, sự am hiểu

Kinh thánh, thời gian ra nhập và việc được bồi dưỡng bồi linh (hoạt động từ Tổng hội Trung ương) của các mục sư, giảng sư cũng không giống nhau, dẫn đến việc chứng đạo, hiểu đạo, sinh hoạt đạo của các tín đồ ở các điểm nhóm, tổ chức, hệ phái ở mỗi khu vực cũng đa dạng khác nhau.

Phân cấp quản lý của Nhà nước theo địa giới hành chính cấp quốc gia: Tin lành gồm các tổ chức, hệ phái ở khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Tây Nguyên, khu vực đô thị lớn gồm Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Theo địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố: gồm các tổ chức, hệ phái có phạm vi hoạt động trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc đồng thời ở nhiều tỉnh.

Sự đa dạng về phạm vi hoạt động của các tổ chức, hệ phái cũng thể hiện ở những dạng biểu hiện khác nhau. Hiện nay, theo số liệu thống kê của Ban tôn giáo

Chính phủ, nhiều tỉnh có những tổ chức, hệ phái, nhóm Tin lành còn hoạt động nhưng nhiều tỉnh lại không (như nhóm Phúc Âm đời đời đã ngưng hoạt động ở Cần Thơ nhưng còn 28 tín đồ ở Hải Dương),...

Nhiều tỉnh chỉ có từ 01 đến 02 tổ chức, hệ phái như ở Hà Nam (01, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc)), Cao Bằng (02, Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Hội thánh Liên hữu cơ đốc Việt Nam), Ninh Bình (02, Phúc Âm ngũ tuần, Agape), nhiều tỉnh có từ 05 đến 06 tổ chức, hệ phái như Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Thái Nguyên,... Nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có tới trên 30 tổ chức, hệ phái,...

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) không có ở phía Nam, tập trung hầu hết các tỉnh thành phía Bắc nhưng cũng có nơi không có như tỉnh Bắc Ninh, Phú Thọ,... Hội thánh Đức Chúa trời tại Việt Nam (có 100 tín đồ) ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều tổ chức, hệ phái khác có tên gần giống như Hội thánh Đức Chúa Trời (có 15 tín đồ), Hội thánh của Đức Chúa Trời (có 50 tín đồ) và Điểm nhóm Đức Chúa Trời (có 100 tín đồ),...

Dưới đây là biều đồ thể hiện số lượng các tổ chức, hệ phái và tín đồ tại các tỉnh thành Việt Nam:

Biểu đồ 3.1. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng tính đến 3/2015 và 4/2019

Biểu đồ 3. 2. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền núi phía Bắc tính đến 3/2015 và 4/2019

Nguồn: [150].

Biểu đồ 3. 3. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh miền Trung tính đến 3/2015 và 4/2019

Biểu đồ 3. 4. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước tính đến 3/2015 và 4/2019

Nguồn: [150].

Biểu đồ 3. 5. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Đông Nam Bộ tính đến 3/2015 và 4/2019

Biểu đồ 3.6. Số lượng tổ chức, hệ phái và tín đồ các tỉnh Tây Nam Bộ tính đến 3/2015 và 4/2019

Nguồn: [150].

Một phần của tài liệu Luận án Bùi Lệ Quyên (Trang 97 - 101)