III. Các hoạt động dạy – học.
Từ ghép và từ láy
I. Mục đích, yêu cầu :
- Nắm đợc hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau (từ ghép) ;phối hợp những tiếng có âm hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau (từ láy)
- Bớc đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm đợc các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
- Giáo dục HS tự giác, tích cực trong học tập
II.Đồ dùng dạy- học :
- GV : Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh hai kiểu từ : ngay ngắn (láy) – ngay thẳng (ghép)
- HS : Vở bài tập Tiếng Việt 4.
III. Các hoạt động dạy- học :
1. ổn định : Hát
2. Bài cũ :
+ Một HS trả lời câu hỏi : Từ phứckhác từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ.
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài và nêu nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc khổ thơ và nêu nhận xét.
- GV kết luận.
- Rút ra ghi nhớ.
1. Nhận xét :
- 1 HS đọc nội dung bài tập và gợi ý. Cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc câu thơ thứ nhất. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, nêu nhận xét.
+ Các từ phức truyện cổ, ông cha do các tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Từ phức thầm thì do các tiếng có âm đầu (th) lặp lại nhau tạo thành.
- 1 HS đọc khổ thơ tiếp theo. Cả lớp suy nghĩ, nêu nhận xét.
+ Từ phức lặng im do hai tiếng có nghĩa tạo thành.
+ Ba từ phức( chầm chậm, cheo leo,se sẽ) do những tiếng có vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành.
2. Ghi nhớ :
- HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.