Mục đích cần đạt:

Một phần của tài liệu giao an van 8 (Trang 145 - 147)

I Giới thiệu tác giả, tác phẩm: –

A.Mục đích cần đạt:

1. Qua việc mợn đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ song thất lục bát rất thích hợp tạo dựng không khí, tâm trạng, giọng thơ thống thiết, cảm nhận đợc nội dung trữ tình yêu nớc trong đoạn thơ trích: nỗi đau mất nớc và ý chí phục thù cứu nớc. 2. Tích hợp với phần Tiếng Việt và tập làm văn ở bài kiểm tra tổng hợp, tích hợp với lịch sử Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỉ XV và đầu thế kỷ XX.

3. Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ song thất lục bát, so sánh đoạn Chinh phụ

ngâm khúc đã học.

B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

1. Giáo viên : Đọc tài liệu, nghiên cứu giáo án

2. Học sinh : Đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK và thực hiện những việc GV đã dặn.

C- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

* ổn định tổ chức : (1 )

* Kiểm tra : ( 3 )

1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ Muốn làm thằng Cuội. Với riêng em, em

thấy thích nhất câu thơ naò trong bài thơ ấy? Giải thích?

2. Phân tích hành động và nụ cời của thằng Cuội-Tản Đà trong hai câu cuối của bài thơ?

3. Vì sao có thể nói tâm trạng của nhà thơ trong bài Muốn làm thằng Cuội

không chỉ đơn thuần là tâm trạng chán đời? Dẫn vào bài mới

1. Qua Mục Nam quan (bây giờ là Hữu nghị quan - cửa khẩu biên giới Việt - Trung ở Lạng Sơn), nhớ lại chuyện Nguyễn Trãi tiễn đa cha là Nguyễn Phi Khanh bị giặc Minh bắt về Trung Quốc, nhà thơ Tố Hữu viết:

Ai lên ải bắc ngày xa ấy,

Khóc tiễn cha đi mấy dặm trờng. Hôm nay biên giới mùa xuân dậy Núi trắng hoa mơ, cờ đỏ đờng!

Còn Trần Tuấn Khải - một nhà thơ yêu nớc nổi tiếng đầu thế kỉ XX - lại mợn hẳn câu chuyện lịch sử cảm động này để giãi bày tâm sự yêu nớc thơng nòi và kích động tinh thần cứu nớc của nhân dân ta đầu thế kỉ XX.

2. Hai chữ nớc nhà - bài thơ đầu tiên trong tập thơ Bút quan hoài (1926) của nhà yêu nớc Việt Nam đầu thế kỉ XX Trần Tuấn Khải - đợc xem là bài hay nhất, tiêu biểu nhất trong những bài mợn đề tài lịch sử để thầm kín nói lên tinh thần yêu nớc và ý chí cứu nớc của nhân dân ta. Khác với nhiều bài thơ vịnh sử: Bạch

Đằng giang phú, cửa biển Bạch Đằng…với Trần Tuấn Khải, lịch sử chỉ là cái cớ, cái đinh, cái nền, cái phông để ông bày tỏ tâm tình, và kín đáo lồng nội dung yêu nớc, để tác phẩm vẫn đợc lu hành công khai trên văn đàn, trong xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam những năm 20 thế kỉ XX mà bọn cầm quyền không làm gì đợc. Trần Tuấn Khải thờng chọn những khoảnh khắc lịch sử đặc biệt, những câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn, rồi hoá thân vào nhân vật lịch sử để nói nỗi niềm riêng t canh cánh của đất nớc và dân tộc. Bởi vậy, Hai chữ nớc

nhà cũng nh các bài thơ vịnh sử yêu nớc khác của Trần Tuấn Khải không man

mác cái tinh thần hoài cổ ngậm ngùi mà chan chứa tâm trạng, nỗi niềm của nhà thơ trong hoàn cảnh hiện tại : nớc mất nhà tan.

3. GV cho HS xem chân dung Trần Tuấn Khải (1895 - 1983) và tập thơ của ông. Hoạt động 3

Hớng dẫn tìm hiểu thể thơ, đọc và tìm hiểu bố cục, giải từ khó.

a- Đọc: HS và GV đọc diễn cảm bài thơ một lần. Lu ý nhịp thơ ở hai câu bảy, câu 6-8 giọng thơ rất thống thiết, kích động, các từ bắt phần trắc, bằng, vần lng, vần chân.

b- Thể loại: HS nhớ lại và so sánh với bài Chinh phụ ngâm khúc để phát biểu về thể thơ song thất lục bát. Thể thơ này tỏ ra rất phù hợp với việc diễn tả những tâm trạng nh trong bài thơ: không chỉ êm đềm, mợt mà mà còn nhiều khi đau đớn, da diết, kích động sâu sắc, dữ dội.

c- Giải thích từ khó:

Ngoài các từ trong phần chú thích, có thể giải thích thêm các từ ngữ sau:

Đoái: ghé, ngó, ngoái.

Châu: nớc mắt, lệ, giọt châu, giọt hồng.

Hồng Lạc: thuỷ tổ, dòng dõi dân tộc Việt Nam (Hồng: núi Hồng Lĩnh, sông Hồng; Lạc: chim Lạc, Âu Lạc, Lạc Việt). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quách: bọc ngoài áo quan, ngoài cỗ ván để chôn ngời chết: trong quan ngoài quách.

Thành quách: nói về các bức tơng thành kiên cố ngày xa.

Sa cơ: gặp chuyện không may, bất ngờ, không kịp đối phó, phải chịu thất bại, cjhịu lừa gạt có khi chịu chết.

Thân lơn bao quả vũng lầy: lấy từ câu Kiều:

Thân lơn bao quản lấm đầu - Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa.

d- Bố cục (3 phần)

- 8 câu đầu: Tâm trạng của ngời cha khi phải từ biệt cn trai nơi ải Bắc. - 20 câu tiếp: Hiện tình đất nớc và nỗi lòng ngời ra đi.

- 8 câu cuối: Lời trao gửi sự nghiệp cho con trai. Toàn bài thơ dài 101 câu. Đây chỉ trích 36 câu.

Tiếp theo là đoạn nói về lịch sử hào hùng đời Hai Bà Trng và Thời Trần Hng Đạo. Kết đoạn này là câu:

Giang san này vẫn giang san Mà nay xẻ nghé tan đàn vì ai?

Tiếp theo là lời ngời cha khuyên con và nhắc nhở thế hệ thanh niên đơng thời chớ nên tham phú quý mà cam tâm làm kiếp nô lệ ngựa trâu cho giặc ngoài. Cuối cùng ngời cha lại một lần nữa kí thác ý chí báo thù phục quốc cho con:

Nữa mai mốt giết xong thù nghịch, Mũi long tuyền lau sạch máu tanh Làm cho đất động trời kinh

Bấy giờ quốc hiển trời vinh có ngày.

Hớng dẫn đọc - hiểu, phân tích chi tiết.

1. Về các nhan đề:

? Em có nhận xét gì về các nhan đề chính, phụ của bài thơ? Tại sao lại đặt nhan đề nh vậy?

- Nhan đề chính: nói mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa nớc và nhà, Tổ quốc avf gia đình. Nhng so với nhà thì nớc quan trọng hơn nhiều. Khi cần có thể hi sinh tình nhà, tình riêng cho việc chung, cho nghĩa nớc.

- Nhan đề phụ: Suy nghĩ nhân kể lại một câu chuyện lịch sử. Nghĩa là dùng xa để nói nay, dùng quá khứ để nói hiện tại, ôn cố tri tân (ôn cũ hiểu mới) chứ không đơn giản chỉ kể lại lịch sử.

? Có thể khái quát ý chính và cảm xúc bao trùm cả đoạn thơ chích học nh thế nào?

- Đoạn thơ là lời trăng trối của ngời cha trớc giờ vĩnh biệt, trong bối cảnh bản thân ông bị bắt, bị nhốt trong xe tù, nớc mát nhà tan. Đó là tâm trạng nặng trĩu ân tình, đau đớn, xót xa đợc kể, tả với giọng thơ lâm li, thống thiết.

Một phần của tài liệu giao an van 8 (Trang 145 - 147)