Đề bài : Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú.
GV ghi đề bài lên bảng. ? Xác định yêu cầu của đề?
- Đối tợng thuyết minh: đặc điểm thể thơ thất ngôn bát cú. GV hớng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm thể thơ qua một bài thơ cụ thể.
- Tìm hiểu bài thơ : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu.
GV treo bảng phụ chép sẵn bài thơ.
a. Tìm số tiếng, số dòng
? Hãy nhận xét về số dòng, số tiếng trong mỗi dòng của bài thơ? - Tám dòng (8câu) – mỗi dòng (mỗi câu) 7 tiếng
? Số dòng, số tiếng ấy có bắt buộc không? Có thể tùy ý thêm bớt không ? - Bắt buộc không thể tùy ý thêm bớt.
b. Tiếng bằng trắc :–
GV lu ý cho HS :
- Tiếng bằng : tiếng có dấu huyền và không có dấu. Kí hiệu bằng một dấu gạch ngang “- ”
- Tiếng trắc : tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng – kí hiệu bằng một gạch dọc “/”
? Hãy kí hiệu bằng - trắc cho từng tiếng của bài thơ? - Một HS trả lời
- Một HS lên bảng gạch trên bảng phụ.
c.Tìm đối niêm:–
GV : đối có dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dới tiếng trắc niêm có dòng trên tiếng bằng ứng với dòng dới tiếng bằng.
Đối và niêm theo luật: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục, phân minh (không cần xét các tiếng thứ 1, 3, 5; chỉ cần xét đối niêm ở các tiếng thứ 2, 4, 6.)
? Hãy quan sát và nêu mối quan hệ bằng – trắc giữa các dòng trong bài thơ? Chỉ ra đối – niêm trong từng cặp câu thơ?
-Đối : câu3, 4 :
Đã khách không nhà trong bốn bể Lại ngời có tội với năm châu. Câu 5, 6 : Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cời tan cuộc oán thù. - Niêm : câu 1, 8 tiếng thứ hai : là - nhiêu
Câu 2, 3 tiếng thứ hai : mỏi – khách Câu 4, 5 tiếng thứ hai là : ngời – tay Câu 6, 7 tiếng thứ hai là : miệng – ấy
d.Vần :
GV : Vần là bộ phận của tiếng không kể dấu thanh và phụ âm đầu (nếu có).
Những tiếng có bộ phận giống nhau. Ví dụ : an, than, can, man …là những
tiếng hiệp vần với nhau. vần có dấu huyền hoặc không có dấu gọi là vần bằng, vần có các dấu : hỏi, ngã, sắc, nặng gọi vần trắc.
? Bài thơ trên có những tiếng nào hiệp vần với nhau? Nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay vần trắc?
- Các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau (u) và đều là vần bằng.
? Đọc bài thơ em thấy bài thơ có cách ngắt nhịp nh thế nào? - Bài thơ ngắt theo nhịp 4/3
GV gọi 1 HS trình bày các yêu cầu trên với bài thơ Đập đá ở Côn Lôn – Phan
Châu Trinh.