Đọc tìm hiểu văn bản:

Một phần của tài liệu giao an van 8 (Trang 105 - 107)

1. Mở bài: “sáng mắt ra” về “bài toán dân số” (7 phút)Cho HS đọc phần mở bài. Cho HS đọc phần mở bài.

(?) Ngay từ tên văn bản và phần mở đầu tác giả đã nêu vấn đề là “bài toán dân số” và theo tác giả bài toán ấy thực ra là gì?

- Bài toán dân số thực chất là vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. GV: tác giả cũng nh chúng ta đều nghĩ rằng vấn đề này chỉ mới đặt ra thời gian vài chục năm nay. Nhng mở đầu tác giả đã viết :Có ngời cho rằng: Bài toán dân số đã đợc đặt ra từ thời cổ đại”- Nghĩa là đã có từ rất xa xa, từ dăm bảy nghìn năm về trớc. Chính bởi sự chênh lệch về thời gian quá lớn nên lúc đầu tác giả cảm thấy nh thế nào? Cách nói ở đây ra sao? (tác giả dùng câu phủ định nhằm dụng ý gì?)

Tôi không tin Ai mà tin đợc

=> cách nói phủ định tỏ ý nghi ngờ.

(?) Và ngay sau đó tác giả lại lập luận “Thế mà nghe xong câu chuyện xa thêm chút liên tởng” tác giả bỗng nhận ra điều gì?

- “Tôi bỗng thấy sáng mắt ra”

(?) Cụm từ sáng mắt ra nghĩa là nh thế nào? Dùng cách nói gì? - Cách nói ẩn dụ.

=> nh bừng tỉnh, thức tỉnh chợt nhận ra rất rõ vấn đề.

(?) Trong đoạn văn trên nhà văn dùng biện pháp nghệ thuật nào? - Nghệ thuật đối lập.

+ Thời gian: gần đây>< xa xa lúc đầu>< sau đó

+ Nhận thức: không tin>< sáng mắt ra ai mà tin

(?) Em nhận xét cách vào đề và lập luận của tác giả ở đoạn mở bài - điều đó có tác dụng gì?

=> Cách vào đề nhẹ nhàng, lập luận khéo léo cùng nghệ thuật đối lập tạo nên sự bất ngờ, lôi cuốn ngời đọc.

GV: đến đây chúng ta muốn đợc theo dõi tiếp câu chuyện gì đã khiến tác giả bừng tỉnh hiểu rõ vấn đề.

2. Thân bài: chứng minh – giải thích về “bài toán dân số” (13 phút)

(?) Đọc thầm và tóm tắt đoạn kể về câu chuyện kén rể của nhà thông thái ? (1 học sinh khá)->hỏi luôn.

(?) Em hiểu gì về bài toán của nhà thông thái? - Số thóc mỗi ô kế tiếp sau sẽ nh thế nào?

- Số thóc ô thứ hai gấp đôi ô thứ nhất: nghĩa là ô kế tiếp sau bao giờ cũng gấp đôi số thóc ô trớc đó.

GV: (đa sơ đồ hoặc mô hình và diễn giải)

Đúng vậy! Ta tởng nh số thóc ấy là ít nhng số thóc tăng dần theo cấp số nhân với công bội là 2 thì con số tăng đến chóng mặt, khủng khiếp:

Ô1 = 1 hạt Ô2 = 2 hạt Ô3 = 4 hạt………..Ô10 = 256 hạt…………

Đến ô 64 số thóc nhiều đến mức có thể phủ kín cả bề mặt trái đất.

(?) Có chàng trai nào đủ giàu để có thể có đủ số thóc ấy và trở thành rể nhà thông thái không?

- Tất nhiên là không

(?) Theo em tác giả đa ra bài toán cổ nh một câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh trí tuệ này vào bài báo nhằm mục đích gì?

- Ngoài việc gây tò mò hấp dẫn ngời đọc, nhà văn đa câu chuyện này vào để so sánh với sự gia tăng dân số của loài ngời.

GV: tiếp đó tác giả dẫn dắt ngời đọc dõi theo chủ đề về dân số. - Gọi 1 HS đọc “bây giờ nếu ta…ô thứ 31 của bàn cờ” (T 130)

(?) Phần vừa đọc tác giả chuyển sang chứng minh cho sự gia tăng dân số của nhân loại bằng cách nào?

- So sánh từ thuở khai thiên lập địa đến năm 1995. (?) Tác giả đa ra giả thiết về sự phát triển ấy ra sao?

Khai thiên lập địa: 2 ngời < Năm 1995: 5,63 tỷ ngời. (?) Nhận xét cách chuyển ý và dẫn dắt vấn đề của tác giả? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách dẫn dắt chuyển ý rất tự nhiên khéo léo đầy sức thuyết phục. (?) Để tăng tính thuyết phục của bài báo tác giả còn làm gì?

- Tiếp tục dẫn ra các số liệu chứng minh tỷ lệ sinh con của phụ nữ một số nớc.

(?) Các số liệu ở đây ra sao? Trong đoạn này tác giả dùng nhiều loại dấu câu nào?

- Các số liệu rất cụ thể, đầy đủ, chính xác. Tác giả dùng nhiều dấu hai chấm, ngoặc đơn.

GV: Đoạn văn sử dụng nhiều dấu câu hai chấm, ngoặc đơn công dụng của chúng ta sẽ học ở bài sau.

(?) Học địa lý các em thấy những nớc có tỷ lệ phụ nữ sinh con cao thờng ở những châu lịc nào? Các nớc này có nền kinh tế nh thế nào?

- Các nớc có tỷ lệ phụ nữ sinh con cao đều ở hai châu lục: châu á, châu Phi. Đây là những nớc còn nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển so với khu vực và trên thế giới.

(?) Có thể coi sự gia tăng dân số là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo nàn kinh tế xã hội chậm phát triển của các nớc này đợc không? Tại sao?

- Sự gia tăng dân số chính là nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn chậm phát triển của mỗi quốc gia vì: đất đai không tăng mà ngày thêm cằn cỗi, tài nguyên khoáng sản dần cạn kiệt của cải lơng thực làm ra chỉ tăng theo cấp số cộng nên không đủ đáp ứng cho sự phát triển quá nhanh của dân số.

(?) Không chỉ đa ra các số liệu về sự sinh con của phụ nữ một số nớc á - Phi tác giả còn đa ra lời cảnh báo gì?

- Số ngời trên hành tinh năm 2015 là 7 tỷ mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ. Em có cảm nhận gì trớc những con số và lời cảnh tỉnh trên?

- Ta thấy sửng sốt, giật mình và đáng lo ngại.

(?) Có thể rút ra kết luận gì giữa sự liên quan về dân số và sự phát triển kinh tế xã hội?

GV (khaí quát): rõ ràng sự gia tăng dân số tỷ lệ thuận và đi cùng với nghèo khổ, đói rét lạc hậu và tỷ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế, văn hoá của một quốc gia, một dân tộc, rộng hơn là cả nhân loại. Ngợc lại khi kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội càng kém phát triển thì càng khó khống chế đợc. Sự bùng nổ và gia tăng dân số là hai yếu tố tác động lẫn nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Vậy hớng tìm ra đáp án cho bài toán hóc búa về dân số là gì? Ta sang phần kết bài:

3. Kết bài: Con đờng để tồn tại vầ phát triển của nhân loại (4 phút)

GV gọi một HS đọc đoạn kết.

(?) Đoạn kết có 3 câu, hình thức câu đầu tiên của đoạn này là kiểu câu gì? Có tác dụng nh thế nào?

- Kiểu câu cầu khiến: “đừng để mỗi con ngời trên trái đất chỉ còn diện tích một hạt thóc”=>lời đề nghị, yêu cầu kêu gọi khuyến cáo với mọi ngời.

GV: Và ngay sau đó tác giả đa ra hớng giải quyết: “muốn thế phải góp phần làm cho chặng đờng đi đến ô 64 lâu hơn”. Cách lập luận thật chặt chẽ. Cuối cùng tác giả chốt lại vấn đề bằng một câu độc thoại nổi tiếng của nhân vật Hămlet trong vở bi kịch cùng tên của nhà văn Sêch-xpia: “tồn tại hay không tồn tại”

(?) Em hiểu câu nói trên có ý nghĩa nh thế nào? Đa câu nói này vào văn bản có ý nghĩa nh thế nào?

Sống hay không sống đây? Sống hay là chết?

=>Mục đích: nhằm khẳng định đây là vấn đề sống còn của chúng ta.

GV (khái quát): Dụng ý của Thái An đa câu độc thoại của một con ngời thời phục hng với những suy t, dằn vặt, day dứt trớc khi hành động cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề và thấm thía việc kiểm soát hạn chế sự gia tăng dân số là vấn đề sống còn của một quốc gia, của mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng, mỗi cá nhân. Đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta.

* Tổng kết:

(?) Quan văn bản này em học tập đợc gì về cách lập luận của tác giả ? + Cách dẫn tự nhiên, khéo léo.

+ Dẫn chứng cụ thể, đầy đủ, chính xác. + Lập luận bằng những lý lẽ chặt chẽ logic.

=> Tạo tính thuyết phục, lôi cuốn hấp dẫn ngời đọc.

(?) Bài báo của Thái An mang đến bức thông điệp gì cho chúng ta?

- Tác giả báo động về nguy cơ bùng nổ gia tăng dân số. Đó chính là một hiểm hoạ cần đợc ngăn chặn kịp thời – là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia và cả nhân loại.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giao an van 8 (Trang 105 - 107)