66Đặc biệt nhận thức về giám sát thực hiện và chế tài xử phạt

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

Đặc biệt nhận thức về giám sát thực hiện và chế tài xử phạt

cũng phải thay đổi theo quá trình nhận thức của các đối t−ợng bị quản lý. Sự giám sát bằng cách can thiệp sâu trong thời kỳ đầu của công tác đấu thầu là không có tác dụng tích cực mà cần phân cấp gắn với trách nhiệm. Một khi đối t−ợng đã thay đổi, mà hình thức quản lý vẫn nh− cũ sẽ không mang lại hiệu quả.

Tất cả những bài học để có những quy định tốt hơn, phù hợp hơn, chính là dựa trên các phát sinh trong cuộc sống thực tế phong phú và đa dạng.

Tóm lại, có nhiều nội dung trong các văn bản quy định về đấu thầu cần đ−ợc điều chỉnh giữa những phát sinh trong thực tế và quá trình hội nhập quốc tế. Quy định mới lại có những phát sinh mới, đó là quy luật tất yếu của cuộc sống và của xã hội. Rồi từ phát sinh mới sẽ dẫn đến các điều chỉnh mới. Chu kỳ đó sẽ tiến dần đến hợp lý.

2.3.1.2. Đơn vị thực hiện mua sắm và các cơ quan liên quan a, Đơn vị thực hiện mua sắm:

Trong nhiều tr−ờng hợp đơn vị mua sắm tự cho mình có

quyền quyết định việc lựa chọn nhà thầu. Mặc dù theo quy định về đấu thầu, đơn vị mua sắm chỉ là ng−ời thực hiện theo 1 kế hoạch, 1 mục tiêu định tr−ớc, nh−ng thực tế nhiều diễn biến, phát sinh đã xuất hiện đối với đơn vị thực hiện mua sắm, nh−:

- Th−ờng muốn dùng sự đánh giá chủ quan thay vì bám sát các yêu cầu đã nêu trong hồ sơ mời thầu và thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá đã nêu trong hồ sơ mời thầu. Một khi kết quả đánh giá không phù hợp với ý muốn chủ quan thì đơn vị mua sắm muốn bổ sung, điều chỉnh tiêu chuẩn đánh giá để hợp pháp

hóa ý muốn của mình. Một công cụ để đơn vị mua sắm dễ dàng đ−a ý kiến chủ quan vào chính là nội dung hồ sơ mời thầu. Chỉ cần đơn vị mua sắm đ−a 1 yêu cầu cụ thể nào đó vào trong hồ sơ mời thầu thì sẽ chỉ có một nhà thầu nào đó có khả năng thắng thầu. Trong một số tr−ờng hợp, đơn vị mua sắm cố tình đ−a ra yêu cầu trong hồ sơ mời thầu một cách chung chung, mập mờ để dễ dàng có sự lựa chọn nhà thầu theo ý muốn của mình. Vì vậy, việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu cần đ−ợc thực hiện đầy đủ, theo đúng quy định, không cho phép đơn vị mua sắm đ−a vào những ý muốn chủ quan.

- Đ−a ra yêu cầu mua sắm quá cao, không bám sát các yêu cầu mua sắm đã duyệt. Điều này dẫn đến không lựa chọn đ−ợc nhà thầu ngay từ lần đấu thầu đầu tiên, mà phải làm đi làm lại nhiều lần. Hiện t−ợng phổ biến là Bên mời thầu muốn có những nhà thầu tuyệt vời nhất tham gia đấu thầu, và thế là có khi chỉ có đ−ợc một nhà thầu v−ợt qua đ−ợc giai đoạn đánh giá về kỹ thuật, mặc dù các nhà thầu tham dự đều là những nhà thầu tiềm năng, có uy tín.

- Đơn vị mua sắm tỏ ra thiếu năng lực về chuyên môn đối với đối t−ợng mua sắm, thiếu kiến thức về nghiệp vụ đấu thầu, trong một số tr−ờng hợp lại thiếu kinh nghiệm trong th−ơng thảo hợp đồng. Đây là một hiện t−ợng th−ờng xảy ra khi công tác đấu thầu đ−ợc phân cấp mạnh mẽ và khi sự chỉ định đơn vị làm nhiệm vụ mua sắm thuộc nhân sự nội bộ mà bỏ qua yêu cầu về năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm mua sắm.

Quy định về đấu thầu có đ−ợc triệt để tuân theo hay không là tùy thuộc chất l−ợng nhân sự của các đơn vị mua sắm. Sự đơn

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)