104Với nhận thức rằng con ng− ời đóng vai trò chủ đạo trong mọ

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)

Với nhận thức rằng con ng−ời đóng vai trò chủ đạo trong mọi

hoạt động của xã hội, bao gồm cả hoạt động đấu thầu, nên việc đào tạo cán bộ làm công tác đấu thầu đ−ợc Ba Lan quan tâm thích đáng.

Ngoài đào tạo của PPO, Ba Lan có một hệ thống đào tạo về đấu thầu, đó là các trung tâm, các tr−ờng đào tạo về đấu thầu bao gồm các cơ sở của khu vực t− nhân. Với thời gian đào tạo khác nhau từ 2 tuần tới vài tháng, từ giáo viên trong n−ớc đến các giáo viên n−ớc ngoài, hầu hết các cán bộ làm công tác đấu thầu đều có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, kiến thức về luật pháp thông qua học thêm bằng luật của cán bộ làm công tác dự án đã giúp cho việc thực hiện Luật Mua sắm công ở Ba Lan đã đạt đ−ợc những thành tựu đáng kể.

Tóm lại, qua các quy định về đấu thầu của Ba Lan, những nội dung chủ yếu đáng quan tâm là:

+ Quy định rõ ràng trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong quá trình thực hiện, không có sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan quản lý nhà n−ớc trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Mọi ng−ời có trách nhiệm thực hiện theo Luật Mua sắm công và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài định sẵn. Điều này làm cho các hoạt động đấu thầu đi vào nền nếp, nhanh gọn, xử lý các tình huống sẽ đơn giản.

+ Công khai tối đa các thông tin về đấu thầu từ thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu và các thông tin khác. Đây là một hình thức hữu hiệu để giảm thiểu các hành vi thiếu tích cực trong đấu thầu là hiện t−ợng th−ờng xảy ra ở bất kỳ cuộc thầu nào.

+ Hạn chế tối thiểu các hình thức lựa chọn nhà thầu không có tính cạnh tranh để đảm bảo đạt đ−ợc hiệu quả cao trong mua sắm.

+ Đào tạo một đội ngũ đủ năng lực để thực thi các quy định trong luật mua sắm công.

2.4.5. Quy định đấu thầu của Trung Quốc

T−ơng tự nh− Ba Lan, nền kinh tế của Trung Quốc có nhiều đặc điểm giống Việt Nam. Tuy nhiên, về các quy định đối với đấu thầu thì Trung Quốc có những nét riêng, cụ thể nh− sau:

- Quá trình hình thành các văn bản pháp luật về Đáu thầu: Tr−ớc đây, việc trao hợp đồng ở Trung Quốc thông qua đàm phán trực tiếp mà không qua đấu thầu. Từ khi có các nguồn tài trợ quốc tế (từ WB, ADB) thì việc phải áp dụng các hình thức đấu thầu để giải ngân đã trở thành bắt buộc. Thực tế này đã tạo tiền đề cho việc hình thành các quy định pháp luật về đấu thầu ở Trung Quốc.

Nhờ sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế, năm 1998, Bộ Tài chính Trung Quốc đã bắt đầu soạn thảo Luật Đấu thầu áp dụng cho mua sắm th−ờng xuyên sử dụng ngân sách Nhà n−ớc.

Tr−ớc đó, năm 1994, Uỷ ban Kế hoạch và Phát triển Trung Quốc cũng đã soạn thảo Luật Đấu thầu, tới 1995 đã có bản trình đầu tiên, tiếp đó 1999 trình dự thảo lần cuối và tới 2000 thì chính thức ban hành Luật Đấu thầu bao gồm 28 điều khoản.

Tiếp đó, hàng loạt nghị định h−ớng dẫn thực hiện cũng đã đ−ợc ban hành nh− Nghị định số 3 về các tiêu chuẩn đấu thầu, Nghị định số 4 về phê duyệt kết quả đấu thầu, Nghị định số 12 về đánh giá hồ sơ dự thầu.

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu Thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 53)