cơ quan chuyên môn tổ chức các cuộc đấu thầu có tên viết tắt là
SAROK (Supply Administration the Republic Of Korea) thực hiện giá trị mua sắm đến hàng chục tỷ USD/năm. Nhờ sự tập trung này, SAROK đã là một cơ quan chuyên nghiệp trong mua sắm để thực hiện các dự án lớn của Hàn Quốc. Chỉ đối với các nội dung mua sắm có giá trị nhỏ thì phân cấp cho các cơ quan có thẩm quyền ngoài SAROK.
Để có đủ cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ, hàng năm, Chính phủ Hàn Quốc dành một khoản ngân sách nhất định cho SAROK nhằm nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu và đặc biệt trong việc hình thành một trung tâm kiểm tra chất l−ợng các hợp đồng sau khi đấu thầu. Hầu hết các hàng hoá đều đ−ợc kiểm tra về chất l−ợng, đặc tính kỹ thuật, độ bền, hiệu xuất,... theo đúng hợp đồng đã ký tr−ớc khi chúng đ−ợc phân về cho các đơn vị sử dụng. Nhờ các biện pháp này, chất l−ợng hàng sau đấu thầu đã đ−ợc đảm bảo tránh tình trạng nhà thầu thực hiện không đúng theo cam kết trong hồ sơ dự thầu.
Sự chuyên môn hóa đã tạo ra năng lực mua sắm là điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo hiệu quả của các cuộc đấu thầu.
Qua khảo sát một số quy định về đấu thầu nêu trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng chính sách và quản lý đấu thầu ở Việt Nam nh− sau:
Thứ nhất, Quán triệt sâu sắc các quy luật kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị tr−ờng, xây dựng bằng đ−ợc hệ thống các quy định về đấu thầu mang tính quy phạm pháp luật ở mức độ
cao. Nội dung của các quy định phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công bằng, minh bạch. Đồng thời, các quy định phải rõ ràng, cụ thể đảm bảo cho mọi ng−ời đều sử dụng đ−ợc, tránh đến mức tối đa sự can thiệp của các cơ quan quản lý hành chính Nhà n−ớc vào việc lựa chọn nhà thầu và trao hợp đồng, cũng nh− xử lý các thắc mắc, khiếu nại (nếu có).
Thứ hai, Chú trọng việc đào tạo và chỉ sử dụng đội ngũ cán bộ và chuyên gia cho công tác quản lý đấu thầu đáp ứng các yêu cầu thực tế của công tác này. Song song với tiến trình cải cách bộ máy hành chính, cần mạnh dạn loại ra khỏi bộ máy quản lý nhà n−ớc về đấu thầu những cá nhân không đủ kiến thức chuyên môn hoặc không đạt yêu cầu về phẩm chất đạo đức.
115 116
Ch−ơng 3
Một số giải pháp nhằm tăng c−ờng hiệu quả quản lý trong công tác đấu thầu
3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến quản lý đấu thầu quản lý đấu thầu
Nh− đã phân tích ở Ch−ơng 1, đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại một cách khách quan trong nền kinh tế thị tr−ờng. Mục tiêu của công tác đấu thầu là giúp ng−ời mua lựa chọn đ−ợc ph−ơng án mua hàng hoá và dịch vụ có lợi nhất, trên cơ sở cạnh tranh của những ng−ời bán (nhà thầu). Để khuyến khích các nhà thầu tích cực tham gia dự thầu, bên mua phải có những quy định mang tính pháp lý nhằm tạo ra các cuộc cạnh tranh hết sức khách quan, công bằng và minh bạch.
Do đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, hiện nay chỉ các cuộc mua sắm sử dụng tiền Nhà n−ớc (thuộc sở hữu toàn dân) mới phải tuân thủ các quy định về đầu t− và đấu thầu đ−ợc ban hành kèm theo các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên. Trong các cuộc mua sắm đó, bên mua là các tổ chức, cá nhân thuộc Nhà n−ớc, do đó bên mua cũng chỉ là những đại diện chứ không phải là chủ sở hữu trực tiếp. Bên bán thì phần lớn là các doanh nghiệp nhà n−ớc, nên những ng−ời đ−ợc quyền quyết định của bên bán đa số cũng chỉ là những đại diện (do đ−ợc bổ nhiệm hoặc bầu).
Vì vậy, nếu thiếu những quy định pháp lý chặt chẽ về đấu thầu, thì chẳng những công tác đấu thầu không phát huy đ−ợc tác dụng tốt đẹp vốn có của nó, mà trái lại các cuộc đấu thầu sẽ biến thành các cuộc mặc cả của các vị đại diện các bên, hoặc là các cuộc “đi đêm” giữa “A” và “B” nhằm rút ruột Nhà n−ớc.
Tuy các quy định về đầu t− và đấu thầu hiện hành đã có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra nề nếp các hoạt động kinh tế trong xã hội của cơ chế kinh tế thị tr−ờng, song có lẽ do n−ớc ta đã trải qua thời kỳ quá dài quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung chỉ huy, nên sự tiếp cận với cơ chế mới không tránh khỏi những cản trở của lối làm ăn cũ. Các chính sách quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô cũng đ−ợc du nhập một cách ồ ạt, thiếu sự chọn lọc bài bản. Chính sách về quản lý đầu t−, đặc biệt là các quy định về đấu thầu đ−ợc du nhập một cách hết sức bị động. Quy chế Đấu thầu của ta hiện nay hoàn toàn ảnh h−ởng bởi nội dung h−ớng dẫn mua sắm của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản là những đối tác chính tài trợ cho Việt Nam thông qua nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong khi đặc điểm nền kinh tế n−ớc ta hiện nay mang nhiều nét đặc thù khác với đặc điểm, mặt bằng kinh tế - xã hội của các tổ chức nói trên.
Xét về nội dung, Quy chế Đấu thầu hiện hành của Việt Nam đã bao hàm đầy đủ các quy định cần có để bảo đảm đạt đ−ợc mục tiêu của công tác đấu thầu, nếu mọi quy định của Quy chế nói trên đ−ợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, các quy định nhằm bảo đảm cho việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Quy chế Đấu thầu hiện hành