- Đánh giá dựa trên một nguồn Ngân sách cố định:
Ph−ơng pháp này đ−ợc sử dụng cho các công việc t− vấn đơn giản. Theo đó, nhà t− vấn đ−ợc yêu cầu nộp ra đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Cách đánh giá về kỹ thuật t−ơng tự nh−
trong ph−ơng pháp đánh giá tổng hợp, nh−ng hồ sơ dự thầu nào có giá thấp hơn mức ngân sách và có vị trí cao nhất trên cơ sở đánh giá kỹ thuật sẽ đuợc mời để đàm phán.
- Đánh giá trên cơ sở chi phí thấp nhất:
Đối với các công việc t− vấn đã có chuẩn mực là các công việc thông th−ờng thì hồ sơ dự thầu nào đ−ợc đánh giá v−ợt qua mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật và có chi phí thấp nhất sẽ đ−ợc mời vào đàm phán hợp đồng.
- Đánh giá trên cơ sở năng lực:
Ph−ơng pháp này đ−ợc sử dụng cho các công việc t− vấn có giá trị rất nhỏ (không v−ợt quá 100.000 USD). Theo đó, hồ sơ dự thầu đ−ợc đánh giá là có năng lực và phẩm chất thích hợp sẽ đ−ợc mời để trình một đề xuất kỹ thuật và tài chính để có cơ sở cho việc đàm phán hợp đồng.
- Ph−ơng pháp chọn theo một nguồn duy nhất:
Do ph−ơng pháp này không có đ−ợc hiệu quả thông qua cạnh tranh về chất l−ợng và chí phí, đôi khi lại thiếu tính minh bạch, nên không đ−ợc khuyến khích áp dụng. Nó chỉ đ−ợc coi là một tr−ờng hợp ngoại lệ, dùng trong một vài tr−ờng hợp đặc biệt, nh−
cần tiếp tục thực hiện một công việc đã làm, yêu cầu tiến độ quá gấp, khối l−ợng công việc là nhỏ hoặc do chỉ có một tổ chức t−
vấn duy nhất đủ kinh nghiệm để thực hiện.
b, Đối với mua sắm hàng hóa và xây lắp, WB quy định ph−ơng pháp đánh giá nh− sau:
- B−ớc đánh giá về kỹ thuật: Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ dự thầu thì việc đánh giá về kỹ thuật đ−ợc thực hiện đầu tiên. Ph−ơng tiện đánh giá sự đáp ứng về kỹ thuật là tiêu chí "Đạt", "Không đạt" và nó đ−ợc công khai trong hồ sơ mời thầu. Nhờ sử dụng tiêu chí này, nên cách đánh giá hồ sơ dự thầu đã giảm bớt sự chủ quan của chuyên gia đánh giá. Tuy nhiên, lại đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo của đơn vị mua sắm trong việc xây dựng hồ sơ mời thầu sao cho đầy đủ chi tiết. Nhờ các yêu cầu định l−ợng này, sản phẩm qua đấu thầu sẽ đảm bảo phù hợp với mong muốn của đơn vị mua sắm và cũng là một biện pháp làm cho nhà thầu dễ dàng xác định chi phí.
- B−ớc đánh giá về tài chính, th−ơng mại để xếp hạng nhà thầu: Những hồ sơ dự thầu đã v−ợt qua đánh giá về kỹ thuật mới đ−ợc xem xét trong b−ớc này. Chỉ tiêu cơ bản - sản phẩm cuối cùng của b−ớc đánh giá này là giá đánh giá. Vì vậy, thực chất của b−ớc này là xác định đuợc giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu đã v−ợt qua b−ớc đánh giá về kỹ thuật. Nhằm mục đích này, đầu tiên phải tiến hành sửa các lỗi trong các hồ sơ dự thầu (bao gồm cả lỗi số học), sau đó là tiến hành sửa các sai lệch so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đ−a về cùng một đồng tiền và cuối cùng đ−a tất cả các sự sai khác của hồ sơ dự thầu về các mặt kỹ thuật, tài chính, th−ơng mại và các yếu tố khác về cùng một mặt bằng tức là xác định giá đánh giá. Sự sai khác giữa các hồ sơ dự thầu là điều th−ờng xảy ra, việc so sánh không chỉ dừng lại ở sự khác về kỹ thuật (chất l−ợng, hiệu suất, công suất, tiêu hao năng