Hiện nay d− luận xã hội đặc biệt quan tâm tình trạng một số
vị trí trong bộ máy công quyền vừa là chủ đầu t−, là cấp trên trực tiếp của bên mời thầu có quyền ra các mệnh lệnh hành chính trong quá trình lựa chọn nhà thầu; vừa là cấp trên trực tiếp hoặc có ảnh h−ởng rất lớn đối với các nhà thầu (là các doanh nghiệp, Công ty hoặc Tổng công ty Nhà n−ớc); vừa là ng−ời giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu. Tình trạng này nếu không sớm đ−ợc khắc phục, sẽ không thể chấn chỉnh đ−ợc các tệ nạn thiếu công bằng và minh bạch trong đấu thầu cụ thể nh− sau:
- Nhà thầu là doanh nghiệp nhà n−ớc luôn chiếm thế th−ợng phong trong các cuộc đấu thầu thực hiện các dự án sử dụng vốn Nhà n−ớc;
- Nhà thầu là doanh nghiệp nhà n−ớc luôn bỏ giá thấp để trúng thầu, sau đó tìm mọi cách để đ−ợc bổ sung giá trị hợp đồng hoặc nếu có thua lỗ vẫn đ−ợc Nhà n−ớc hỗ trợ để không bị phá sản;
- Nhà thầu không đủ năng lực thực tế, song tìm mọi cách để trúng thầu sau đó bán thầu với danh nghĩa là sử dụng thầu phụ để h−ởng chênh lệch giá, tất nhiên có sự tiếp tay và hỗ trợ nhiệt tình của bên A;
- Chất l−ợng và tiến độ công trình th−ờng không đảm bảo yêu cầu, song t− vấn giám sát và chủ đầu t− không phải chịu trách nhiệm. Các bên đều đổ lỗi cho giá bỏ thầu thấp;
- Lợi dụng sự kém hiểu biết hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan thẩm định và phê duyệt, Bên mời thầu có thể dàn xếp cho nhà thầu mình thích đ−ợc trúng thầu thông qua các
thủ thuật trong việc xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu (tìm cách hạ thấp điểm kỹ thuật của nhà thầu có giá dự thầu cạnh tranh hoặc tìm kiếm lỗi về hành chính để loại đối thủ cạnh tranh ngay từ vòng ngoài...)
Tóm lại, thực tế trong công tác đấu thầu còn tồn tại tệ nạn (có thể nói là quốc nạn): Những ng−ời trong cuộc (chủ yếu là những ng−ời h−ởng lợi từ các cuộc đấu thầu) th−ờng tìm trăm ph−ơng ngàn kế đổ lỗi cho cơ chế, chính sách và các lý do khách quan để không thực hiện theo đúng Quy chế Đấu thầu, gây thiệt hại vật chất không nhỏ trong các dự án đầu t−. Đây cũng là một trong các nguyên nhân cơ bản khiến cho tình hình đầu t− trong những năm qua kém hiệu quả, thậm chí gây thất thoát, lãng phí tới 30 - 35% tổng mức vốn đầu t− (số liệu trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng trong kỳ họp thứ t− Quốc hội khoá XI).
Để phát huy hơn nữa những thành công b−ớc đầu trong công cuộc đổi mới, khắc phục những tồn tại hiện hữu, trong thời gian tới cần tập trung giải quyết tốt các nội dung chủ yếu sau:
- Thúc đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách bộ máy hành chính Nhà n−ớc. Coi việc trau dồi để có đ−ợc nhận thức cơ bản về kinh tế thị tr−ờng là yêu cầu có tính chất bắt buộc đối với mọi cá nhân trong bộ máy công quyền.
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà n−ớc, cùng với việc nghiên cứu ban hành các chính sách thích hợp để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đ−ợc hoạt động trong khung pháp lý nh− nhau, đ−ợc cạnh tranh một cách bình đẳng và minh bạch.