mãnh liệt hơn. Các hoạt động kể trên đã đi ra ngoài khuôn khổ
của quy định đấu thầu. Ngoài ra, nhà thầu còn tìm cách hạ gục đối thủ cạnh tranh bằng cách cố gắng thổi phồng −u điểm trong hồ sơ dự thầu của mình và bôi đen hồ sơ dự thầu của các nhà thầu khác. Đây là một biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh, song không dễ dàng để có đ−ợc chứng cớ đối với hoạt động này.
b) Đ−a ra một chào hàng có những nội dung mập mờ, có thể hiểu theo nhiều cách hoặc với những điều kiện đi kèm.
Đây đ−ợc coi là một trong những nghệ thuật chào hàng của nhà thầu. Bất kỳ một nội dung nào trong hồ sơ dự thầu đều có dụng ý của nó. Thậm chí ng−ời ta cố tình để các lỗi không mấy quan trọng trong hồ sơ dự thầu để nếu Bên mời thầu phát hiện ra thì sửa, còn không cứ miễn là đ−ợc trúng thầu sau đó tính sau. Việc chào theo 2 mức giá, đ−a ra giảm giá vừa theo tỷ lệ phần trăm (%) vừa bằng một gíá trị tuyệt đối, song lại không phù hợp với nhau... đã là những ví dụ minh họa cho nội dung này.
Đặc biệt những điều khoản th−ơng mại, điều kiện, điều khoản hợp đồng th−ờng đ−ợc nhà thầu tính toán kỹ để một khi áp dụng sẽ tạo thuận lợi hoặc giảm thiểu rủi ro cho mình.
Cách làm này đôi khi lại đ−ợc sử dụng nh− một công cụ trong các khiếu nại thắc mắc một khi không trúng thầu. Thực tế đã chứng tỏ có không ít tr−ờng hợp kéo dài thời gian đ−a ra quyết định lựa chọn nhà thầu là do tác động của nhà thầu thông qua các ý kiến phản ảnh của họ.
c) Đòi hỏi có sự công khai trong toàn bộ quá trình đấu thầu:
Một khi đ−ợc trúng thầu thì nhà thầu th−ờng im lặng nghĩa là không có yêu cầu gì ngoài việc ký hợp đồng để triển khai thực hiện. Song đã không đ−ợc trúng thầu thì nhà thầu luôn luôn yêu cầu đ−ợc giải thích lý do và giải thích càng tỉ mỉ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Đôi khi đòi hỏi có vẻ chính đáng này lại làm phức tạp thêm vấn đề. Sự đánh giá của đơn vị mua sắm là dựa trên yêu cầu của hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá đi kèm. Đây chính là quan điểm xét chọn của bên mua. Không phải bất kỳ tr−ờng hợp nào, ng−ời bán (nhà thầu) cũng đồng quan điểm với bên mua từ những vấn đề nhỏ nhất tới lớn nhất. Sự giải thích của bên mua đôi khi lại đ−ợc bên bán coi là không thỏa đáng và làm cho cuộc tranh luận trở nên gay gắt hơn. Hậu quả là làm lỡ cơ hội thực hiện việc mua sắm theo tiến độ yêu cầu. Đó là một thiệt hại.
d) Giành lợi thế trong th−ơng thảo hợp đồng.
Việc trúng thầu mới là giai đoạn cơ bản của thắng lợi, nhà thầu tuy đã trúng thầu vẫn muốn có đ−ợc lợi nhuận cao hơn và mức độ rủi ro ít nhất. Các cuộc th−ơng thảo hợp đồng đều không l−ờng tr−ớc đ−ợc kết quả. Song chắc chắn rằng bằng kinh nghiệm của mình, nhà thầu luôn đ−a ra các điều kiện, điều khoản mà xem qua thì hợp lý, nh−ng thực chất chỉ nhằm mang lại lợi ích cho mình. Trong một số tr−ờng hợp nhà thầu có thể đ−a ra những nội dung ở mức độ khái quát để rồi thực tế xảy ra sau này dễ gây áp lực đối với bên mua. Đôi khi những điều khoản t−ởng nh− có lợi cho bên mua, nh−ng thực chất lại là có lợi cho ng−ời bán. Các nghệ thuật về hợp đồng th−ờng rơi vào các nhà thầu tiềm năng, có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong th−ơng tr−ờng.